26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, Tháng mười 8, 2024

Tương quan sinh học giữa Thiền và khủng hoảng tâm lý xã hội thời dịch bệnh Covid19

Các ảnh hưởng thường là stress kéo dài và mang tính bệnh lý, lâu hơn có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm… Ngoài ra, dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khủng hoảng trong mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ hôn nhân hoặc cha mẹ và con cái ([1])

Do vậy viêc rất nhiều người trên thế giới đã tìm đến thiền định như một cách để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực . Chỉ 10 phút mỗi ngày là đủ để mọi người quên đi những hoang mang, lo sợ ngoài kia và tìm lại bình yên trong tâm hồn mình

[1] https://thanhnie.vn/giao-duc/vuot-qua-khung-hoang-tam-ly-do-dich-covid-19-1422412.html

Tương quan sinh học giữa
Thiền và khủng hoảng tâm lý xã hội
thời dịch bệnh Covid19

(The biological relation between the meditation and the psychological crisis
during the COVID 19 pandemic)

Biên soạn : Sư Chơn Minh
Sưu Tầm & ảnh minh họa : Sư Chơn Minh
Phóng viên Tạp chí PGNT. PSO. UVTTTT.NTK TƯ.GHPGVN
Nguyên trưởng phòng khám nhân đạo Tổ đình Linh quang Q4

DÀN Ý
      I. Đặt vấn đề:
      II. Thế nào là khủng hoảng tâm lý & ảnh hưởng.
    III. 
Tính chất của Thiền & Ảnh hưởng tích cực trên khúng hoảng tâm lý
    IV . 
Tác dụng của Thiền Dưỡng sinh hay cách sống tích cực sau khi chứng pháp,
     V . 
Kết luận I. Đăt vấn đề:
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi trên đất nước ta từ sau 30/4/2021 được xem là lần bùng phát thứ tư với biến chúng Delta siêu lây nhiễm như lúc này Việt Nam ta tưởng chừng như đứng vững giữa đại dịch thì không ngờ lại rước một hậu quả thiệt hại khó lường, cho tới nay (01/10/2021) Việt Nam đã ghi nhận có tới 707.436 nạn nhân mắc Covid với tổng số tử vong 14.850 người [1] . Chính sách giãn cách xã hội của chính phủ với những khẩu hiệu 

  1. Chống dịch như chống giặc”.
  2.  Mỗi xã ấp , phường là một pháo đài chống dịch/chống giặc”
  3.  Đó đây khắp các nẻo trong thành phố xuất hiện bộ đội và xe bọc thép rồi dây thép gai, chốt chặn mọc lên như nấm sau mưa, các tấm tôn che chắn tạm bợ hết tất cả các ngõ ra vào TP hay khu phố.
    Nhìn chung mà nói việc làm này khiến người dân hoang mang không hiều chuyện gi xẩy ra mà lại dùng đến quân đội. Rồi chính sách giãn cách xã hội (Social Distancing )tăng dần theo thời gian từ 16 lên 16+. Dân chúng không được ra khỏi nhà tất cả quây quần trong 4 bức tường chật hẹp không lối thoát.  Phải chịu như thế trong 5 tháng, Sống rất chật vật. không đủ nhu yếu phẩm cho sinh họat hàng ngày điều này dẫn tới những khủng hoảng tâm lý cho nguời dân xen lẫn với những cảm xúc tiêu cực như giận dỗi, cáu gắt. Các chuyên gia cho biết dịch Covid-19 gây thất nghiệp, giảm thu nhập, không ra khỏi nhà trong thời gian quá lâu… đã khiến tỷ lệ người bị stress, khủng hoảng tâm lý gia tăng rõ rệt.
    Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh với biến chủng Delta vô cùng nguy hiểm vì mức độ lây lan nhanh chóng. Người dân buộc phải ở nhà theo chỉ thí 16 nâng cao “ Ai ở đâu ở đó”. Mọi người trong chúng ta đâu đó đều có sự bất ổn, vì mất cân bằng về cảm xúc. Khi đó, chúng ta dễ trở thành những người nóng tính. Sang chấn tâm lý (Psychological crisis)  thời Covid là vấn đề mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải và ở bất kỳ độ tuổi nào ([2]).  Nếu như chúng ta không biết cân bằng cảm xúc mà bật lên những lời nói, hành động, cảm xúc thể hiện sự tiêu cực với người chung quanh, trực tiếp hoặc gián tiếp, ta có thể trở thành nguyên nhân khiến người khác bị tổn thương vì sang chấn tâm lý. Sang chấn tâm lý có thể dẫn tới tự kỷ . trầm cảm và nhiều căn bệnh khác.[3]. Dich bệnh mà hệ lụy của nó ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý mọi con người dễ dẫn tới khủng hoảng tâm lý (Psychological Stress), Trầm cảm (Depression) and tự kỷ (Autism). Nỗi sợ lây nhiễm trong giãn cách xà hội là những sang chấn tâm lý của nhiều người .

Giai đoạn này tu tập thiền định phải chăng là phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta cân bằng cảm xúc và tự tin để vượt qua dịch bệnh này ?.Cũng như có phải đa số bạn trẻ thanh niên tham gia hỗ trợ chống dịch trong lúc này cũng là một cách để quên đi những áp lực, căng thẳng do bị ngưng học tập, giảm thu nhập hay ở nhà quá lâu không có việc gì làm”?.
Tiến sĩ Lê Minh Công, chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhìn nhận dịch Covid-19 gây khủng hoảng lớn đến mọi mặt đời sống con người, trong đó có vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần.”Các ảnh hưởng thường là stress kéo dài và mang tính bệnh lý, lâu hơn có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm… Ngoài ra, dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khủng hoảng trong mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ hôn nhân hoặc cha mẹ và con cái [4] Do vậy viêc rất nhiều người trên thế giới đã tìm đến thiền định như một cách để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực . Chỉ 10 phút mỗi ngày là đủ để mọi người quên đi những hoang mang, lo sợ ngoài kia và tìm lại bình yên trong tâm hồn mình.II. Thế nào là khủng hoảng tâm lý& ảnh hưởng của Khủng hoảng tâm lý như thế nào?)

stress 1.png (1.53 MB)
  1. Khái niệm về Stress:

A. Định nghĩa :  Stress có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Strictia”, có nghĩa là sự kéo căng, đè nén trên đời sống tinh thần một người .Theo từ điển Tâm lý học Nga “Stress – trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người đang ở trong quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống hằng ngày, cũng như trong những điều kiện đặc biệt”.([5])

Nhà Tâm lí học Eric Albert định nghĩa: “Stress là sự nỗ lực của cơ thể để thích nghi với sự đổi thay”. Trong khi đó Bruce Singh và Sidney Bloch lại cho rằng “Stress đề cập tới các hoạt động hoặc các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lí quá mức và đe dọa gây mất thăng bằng”. Ở Việt Nam căng thẳng tâm lý trong giai đoạn giãn cách này sẽ chỉ xuất hiện khi người dân bị hạn chế ra ngoài quá lâu. thiếu thốn nhu yếu phẩm trong sinh hoạt hàng ngày v…v…B. Các Tác Nhân gây Stress:

chot chặn.jpg (371 KB)

Chốt chặn ( Ảnh minh họa)

Từ đó, chúng ta thấy Stress là một khái niệm mang tính tổ hợp, liên hệ đến nhiều thông số và quá trình, xảy ra trên nhiều bình diện phân tích: Sinh lý, nhận thức, cảm xúc hành vi và môi trường. Nguyên nhân dẫn đến stress có rất nhiều. Tâm lý học đã xác định một số tác nhân quan trọng trong cuộc sống hằng ngày như :

B.1 Các tác nhân khách quan: dây thép gai , chốt chặn, hình ảnh việc mọi người đua nhau ra siêu thị mua hàng giành giật , người lao động nhập cư ùn ùn kéo về quê tránh dịch, kinh tế eo hẹp, sự kì vọng của những người thân trong gia đình bị khủng hoảng,


sieu thi.jpg (449 KB)
Dân TP ùn ùn ra siêu thị mua hàng trữ trong những ngày giãn cách ( Ảnh minh họa)ve que.jpg (361 KB)                                                       Cảnh dân TP ùn ùn trở về quê ( Ảnh minh họa)
những biến cố xảy ra trong gia đình như mất người thân F0 trở nặng, xung đột giữa các thành viên trong gia đình. đối diện với những vấn đề như kinh tế tài chính gặp khó khăn, áp lực công việc, môi trường làm việc không thuận lợi, quan hệ bạn bè không tốt… Các tác nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên như biến đổi khí hậu thời tiết, cảnh quan bị phá hủy, ô nhiễm môi trường, v.v…B.2 Các tác nhân chủ quan:
Yếu tố sức khỏe cá nhân như rối loạn bệnh lý mới có tính xã hội, bệnh lý ở giai đoạn cuối đối với những căn bệnh hiểm nghèo, hay lúc dich bệnh bùng phát mạnh, bệnh mãn tính, các vấn đề về thể chất như thay đổi cơ thể, không đủ dinh dưỡng, ốm đau bệnh tật… đều có thể gây nên stress. Có lúc do suy nghĩ, phiền não những điều đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra làm cho chính mình căng thẳng. Yếu tố tâm lý là thái độ thich nghi là các thuộc tính tâm lý bao gôm ý chí năng lực, tình cảm, nhu cầu, ý thức nhận biết… là những yếu tố gây nên những biến đổi, rối loạn đời sống tâm lý. Dù nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể dẫn tới những sự thất vọng, khủng hoảng lòng tin, sự hụt hẫng…Đối với sức khỏe: theo nghiên cứu của đại học Y khoa Harvard, ước lượng có khoảng 60 – 90% bệnh nhân đến bác sĩ là do stress.
2. Hậu quả của Stress:                    là khủng hoảng tâm lý ảnh hưởng trên một phạm trù rộng trên sức khỏe tâm thần của con người2.1 Đối với cảm xúc: Stress diễn biến cấp tính phần lớn gây ra cảm giác khó chịu là phát sinh những cảm xúc tiêu cực…gồm: hay bật khóc thất thường, có suy nghĩ tự tử thay đổi cảm xúc liên tục; có thái độ thờ ơ, hờ hững với nhiều thứ; dễ nổi nóng và tức giận; Bối rối lo âu, không thể thư giãn
khủng hoảng.jpg (52 KB)
                                                                             (Ảnh minh họa)
2.2 Đối với nhận thức: Stress càng nặng càng đe dọa đến hiệu năng nhận thức,khiến tư duy linh hoạt giảm,Mất khả năng tập trung, Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề, hay gặp ác mộng.luôn có cảm giác tội lỗi; Khả năng phán đoán kém; khi nhớ khi quên lộn xộn
2.3. Đối với các hoạt độngStress làm cản trở việc giải quyết vấn đề, xét đoán và đưa ra quyết định vì sự thu hẹp phạm vi tri giác những giải pháp thay thế. Thay vào đó là những tư duy rập khuôn, cứng nhắc, thiếu linh hoạt và tinh thần sáng tạo .
thien 5.jpg (1.12 MB)
                                                                                                Stress ( Ảnh minh họa)

2.4 Đối với thể chất:

Biểu hiện về thể chất như: Tiêu chảy hoặc táo bón; Nhức đầu, choáng váng; Tức ngực, tim đập nhanh, khó thở; bị dị ứng bất ngờ; tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên do; tay chân bị lạnh và toát nhiều mồ hôi; khô miệng, khó nuốt; rụng tóc;nổi mụn và ngứa da; đổ nhiều mồ hôi;dễ buồn nôn.( thường gọi là triệu chứng bệnh giả đò). ([6])

2.5 Đối với hành vi:
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít; Ít tương tác xã hội và tự cô lập mình; Phản ứng thái quá; thói quen thể hiện lo lắng (cắn móng tay, giật tóc…); không quan tâm đến ngoại hình; nói lắp bắp, không lưu loát; sử dụng cồn, thuốc lá và các chất kích thích để thư giãn; mua sắm quá mức[7]

stress.jpg (106 KB)

(ảnh minh họa)

Dịch bệnh cũng làm cá nhân gia tăng những suy nghĩ tiêu cực, thói quen hay hành vi sức khỏe tiêu cực như lười vận động, sử dụng rượu, thuốc lá hay truy cập internet với các tương tác tiêu cực”.

Dưới đây là một số ví dụ : “Chẳng hạn một học sinh vừa thi xong tốt nghiệp THPT, suốt thời gian dài giãn cách xã hội, nữ sinh này ở nhà ôn thi và không đi đâu. Trong khi đó, người cha cũng nghỉ làm ở nhà do giãn cách nên thường uống rượu và bạo lực bằng lời với vợ con. Học sinh này xuất hiện các triệu chứng stress bệnh lý như rối loạn giấc ngủ, chán ăn, cảm thấy chán nản, mất hứng thú, hay căng thẳng và xung đột với cha mẹ, thấy bi quan. Bà mẹ gần đây gia tăng các triệu chứng đau cơ thể, thường có cảm xúc lo âu khiến tăng nhịp tim, huyết áp, hồi hộp – lo lắng, hay căng thẳng và giận dỗi… Lý do vì cả vợ chồng, con cái ở nhà quá lâu, không có sự kết nối với bên ngoài, thu nhập lại giảm sút làm gia tăng mâu thuẫn”,Còn rất nhiều xung đột khác trong các mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng… dẫn đến khủng hoảng tâm lý,   Thạc sĩ Nguyễn Công Bình[8], chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, Phó giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, nhấn mạnh đến những hệ lụy của dịch Covid-19 đối với người trẻ. Ông nhận định: “Các bạn trẻ bị thay đổi kế hoạch học tập, rủi ro trong công ăn việc làm, thậm chí nhiều người thất nghiệp. Đặc biệt, một số bạn khởi nghiệp gặp đợt dịch thứ 4 này đã rơi vào tình trạng phá sản. Tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần, khiến bản thân lo âu, trầm cảm. Tỷ lệ bạn trẻ gặp vấn đề này rất cao. Điều đáng lo ngại là các bạn chưa có kinh nghiệm, trải nghiệm nhiều nên khả năng ứng phó, đối mặt với rủi ro còn yếu, không tìm ra được giải pháp nên thường có suy nghĩ, hành vi tiêu cực, bi quan”.Theo các chuyên gia, dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống tâm lý và sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân là như nhau. Tuy nhiên, tùy nhận thức hay chiến lược chống đỡ khủng hoảng và nhân cách của cá nhân ấy mà diễn biến khác nhau.Bác sĩ Tô Xuân Lân,([9])chuyên khoa 2 ngành Tâm thần học, Trưởng phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, cho rằng có nhiều người lên cơn hoảng loạn, ứng xử bất thường như la hét, cáu gắt vô cớ, thậm chí tăng huyết áp, bị động kinh, ngất xỉu.”Tôi vẫn thường tham vấn cho những trường hợp này, trước tiên là lắng nghe họ kể về nỗi sợ, những áp lực từ khi dịch làm đảo lộn cuộc sống. Chia sẻ được sẽ giúp họ giải tỏa phần nào. Sau đó, tôi khuyên họ bình tĩnh nhìn nhận lại toàn bộ những gì đã xảy ra. Dịch bệnh là tình hình chung của toàn cầu, khiến tất cả đều bị ảnh hưởng chứ không chỉ riêng ai, cho nên thay vì luôn ủ rũ, nghĩ ngợi tiêu cực thì hãy thay đổi thái độ sống. Chọn đọc những thông tin tui vẻ, tích cực. Hãy nghĩ trong lúc ngoài kia lực lượng tuyến đầu chống dịch đang phải vất vả, cực khổ, nhiều nguy cơ lây nhiễm thì mình được ở nhà đã là hạnh phúc. Nếu là bạn trẻ, thay vì ở nhà sẽ khiến stress thêm thì suy nghĩ xem mình có thể làm gì để hỗ trợ chống dịch, chẳng hạn nấu cơm từ thiện, tham gia các chốt kiểm dịch… Chỉ có vận động, làm một việc gì đó mới giúp bạn quên đi những căng thẳng hiện tại”, bác sĩ Lân đưa ra lời khuyên.([10])Thanh niên tình nguyện tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCMThạc sĩ Nguyễn Công Bình ([11]) cũng lưu ý bạn trẻ không nên chủ động tìm đọc những thông tin như số ca nhiễm, người chết, người thất nghiệp… vì dịch, mà hãy đọc những câu chuyện xúc động về các y bác sĩ đang ngày đêm cứu người nơi tuyến đầu, về các tình nguyện viên chống dịch, các ca bệnh khỏi được trở về nhà… để được truyền cảm hứng tích cực.Ngoài ra, theo bác sĩ Lân, thời gian này cũng có thể tranh thủ tìm lại những sở thích “bị lãng quên” do trước đây bận rộn không có cơ hội làm, chẳng hạn tự học đàn, học vẽ, nấu ăn, đọc sách, xem phim, học trang điểm…Tiến sĩ Lê Minh Công ([12]) khuyên mọi người nên xây dựng lối sống tích cực như vận động thể chất thường xuyên, dành thời gian gần gũi, chăm sóc, yêu thương gia đình nhiều hơn, sẽ giúp cuộc sống cân bằng.”Nếu thấy tự mình không thể vượt qua những khủng hoảng, áp lực thì hãy tìm đến với các chuyên gia tâm lý, tâm thần học để được chia sẻ, giúp đỡ, chăm sóc.Hiện nay trên Facebook có trang “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch”([13]) tập hợp rất nhiều bác sĩ, nhà tâm lý có kinh nghiệm đến từ các bệnh viện, trường ĐH, trung tâm luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho những người bị trầm cảm, rối loạn vì tác động của dịch Covid-19″, thạc sĩ Nguyễn Công Bình thông tin thêm
III. Tính đặc trưng của Thiền & Ảnh hưởng tích cực của Thiền trên khúng hoảng tâm lý:

Theo nhiều nghiên cứu khoa học người ta nhận thấy Thiền giúp giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe .bởi vì Thiền có những lợi ích đặc trưng sau:

thien 7.jpg (48 KB)

(Ảnh Minh họa)

  1. Thiền định tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng kháng thể với lượng bạch cầu trung tính:

Lo lắng và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Ngồi thiền giúp cơ thể được thư giãn nên giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn.Thiền làm giảm bớt sự lo lắng, giảm độc tố tiết ra. Từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. . Năm 2003, một nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Medicine đã chứng minh khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của thiền định. Nói cách khác, thiền định có thể giúp sản xuất kháng thể nhiều hơn để tiêu diệt siêu vi  gây hại và bảo vệ cơ thể. ([14]Trong nghiên cứu, các chuyên gia chia các đối tượng khỏe mạnh thành hai nhóm. Một nhóm (25 người) tham gia khóa thiền trong 8 tuần, và nhóm còn lại (16 người) không tham gia. Sau 8 tuần, các nhà nghiên cứu đã tiêm vaccine cúm cho hai nhóm và xét nghiệm kháng thể của họ. Kết quả cho thấy nồng độ kháng thể ở nhóm người tham gia thiền định là cao hơn đáng kể. Năm 2000, các nhà miễn dịch học tại Viện nghiên cứu Scripps (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu hệ miễn dịch của các học viên Pháp Luân Công, nhóm khí công lớn nhất  Trung Quốc với 4 bài tập động công và 1 bài thiền đả tọa. Theo kết quả xét nghiệm mẫu máu từ 17 học viên, thì bạch cầu trung tính của họ hoạt động mạnh hơn nhiều và sống lâu hơn bình thường. Sau đây là một vài chi tiết:Bạch cầu trung tính có nhiều thùy nhân hơn, có tới 7–8 thùy, trong khi người bình thường chỉ có 3–5 thùy. Một điểm tương đồng là các thùy này hoàn thiện hơn với các thùy được kết nối với nhau — khác với thùy nhân bạch cầu thường có sự tách biệt.([15])Bạch cầu trung tính sống lâu hơn đáng kể (trong phòng thí nghiệm) đối với mẫu máu của nhóm học viên — lên tới 60 giờ so với từ 2–3 giờ thông thường. Kết quả này là chứng minh gián tiếp cho tính kết nối cao của các tế bào bạch cầu trung tính.Các chân của bạch cầu trung tính có độ bám dính mạnh và có thể duy trì ngay ở nhiệt độ phòng trong vòng 12 giờ — một khả năng khác của bạch cầu giúp chứng minh bạch cầu của các học viên có hoạt động mạnh hơn người bình thường. Điều này không những không cản trở sinh hoạt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tế bào, giúp xuất hiện nhiều tế bào đa nhân trung tính có nhiều thùy hơn khi về già. Ngoài ra, thiền định sẽ tạo ra các chất cao năng lượng lưu trữ trong từng tế bào; có thể đó là lý do khiến hoạt động của bạch cầu trung tính trở nên mạnh mẽ hơn.Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhịp tim, tuần hoàn và trao đổi chất của người thiền định chậm lại, điều này không những không cản trở sinh hoạt mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của tế bào

  1. Thiền định giảm stress:

Ngồi thiền giúp hành giả thả lỏng cơ thể, giảm đi cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh. Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu, quên đi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi ban đầu, góp phần cải thiện được tâm trạng, cảm xúc.[16]


                                                                                          (Ảnh Minh Họa)
3. Thiền giúp trẻ hóa não bộ và tăng cường hoạt động của telomeraseCác nhà khoa học cho rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da, mà cả trong não bộ của bạn. Nó giúp tế bào não phục hồi các thương tổn. do vậy Thiền để giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Telomerase là enzyme giúp duy trì telomere – đoạn đầu mút giúp ổn định việc sao chép ADN, đồng thời ngăn ngừa sự thoái hóa nhiễm sắc thể, tức là tăng tuổi thọ tế bào, chống lão hóa và trẻ hóa não bộ, giảm nguy cơ gây ung thư. Trong khi khoa học không dễ dàng tiếp xúc tới các mã gen mà không cần tới các thiết bị tiên tiến, thì thiền định lại có thể.Theo nghiên cứu vào năm 2016 được đăng trên tạp chí Biên niên sử của Học viện Khoa học New York, thiền định giúp tăng cường hoạt động của telomerase, giúp giảm nguy cơ ung thư và lão hóa. Hơn thế nữa, nghiên cứu phát hiện thiền định còn làm tăng số lượng tế bào CD4, là tế bào chịu trách nhiệm báo tin cho các tế bào miễn dịch khác để loại bỏ tác nhân xâm nhập.([17])Tóm lại nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng thiền định vừa cải thiện sức khỏe từ bên trong, vừa ngăn cản tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập ở lần lượt 2 cấp độ: nhiễm sắc thể và tế bào.
3. Thiền giúp cải thiện trí nhớ Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm căng thẳng, mà căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân chính của suy giảm trí nhớ. Vì vậy, được thư giãn và thiền thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn. Thiền rất đơn giản vì không có nhiều động tác, sự bất động trong khi thiền giúp bạn làm chủ chính mình như: Kiểm soát ý nghĩ, hơi thở, nhịp tim,… nên nó có tác dụng lên các cơ quan và cả hệ thần kinh.([18])

  1. Giảm căng cơ và giảm đau

Trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể, qua hơi thở có kiểm soát, và giúp thư giãn tâm trí. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến có thể được sử dụng khi bắt đầu buổi thiền để làm căng và thư giãn các cơ của bạn.Nếu bạn hay bị đau, căng cơ hoặc chuột rút, thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và chuột rút cơ bắp.([19])

  1. Thiền điều hòa huyết áp

Nếu bạn bị huyết áp cao, thiền hàng ngày sẽ là một giải pháp tốt vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm huyết áp của bạn. Thiền giúp bạn bình tĩnh, thư thái và làm giảm áp lực. Từ đó, khiến bạn không bị tăng huyết áp.([20])

  1. Hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp

Khi bạn ngồi thiền bạn sẽ thở chậm, sâu và đều đặn. Điều này có nghĩa bạn đang lấy nhiều ôxy vào phổi đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Vì vậy, có lợi cho những người gặp phải những vấn đề về đường hô hấp.([21])

  1. Thiền giúp cải thiện giấc ngủ:

Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị trằn trọc.([22]). Ngoài ra, nó có thể giúp bạn thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình, thoải mái, làm cho bạn ngủ sâu hơn.{[23])

Trong đại dịch, thiền định có tác dụng giúp cơ thể kháng virus. Từ những khám phá của khoa học, mọi người đều biết thiền định có thể giảm lo lắng và căng thẳng, cải thiện chức năng não. Nhưng không giới hạn ở đó, khoa học cũng đã khám phá ra tư thế ngồi yên một chỗ đặc biệt này lại có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, dù ở bất cứ độ tuổi nào.Khoa học cũng đã khám phá ra thiền định có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, dù ở bất cứ độ tuổi nào.Cơ chế thiền định tăng cường miễn dịch nằm ở đâu?



                                                                                                     (Ảnh Minh Họa)
Hiện tại, các nhà khoa học chưa hiểu rõ về cơ chế thiền định thay đổi hệ thống miễn dịch như thế nào. Nhưng ít nhất, thiền định giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện chức năng não, và điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến cơ thể và hệ miễn dịch.Khi chúng ta chịu áp lực, hoặc rơi vào những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ sinh tồn. Sau đó hệ miễn dịch sẽ bị đình trệ, và con người trở nên dễ mắc bệnh hơn. Nếu chúng ta có thể tự điều chỉnh cảm xúc, năng lượng sẽ bổ sung nhiều hơn vào hệ miễn dịch; từ đó sức đề kháng được tăng cường.([24])Các nghiên cứu đã phát hiện ra thiền định có thể tăng cường hoạt động của vỏ não vùng trước trán, thùy đảo trước, và hồi hải mã phải. Đây là trung tâm chỉ huy hệ thống miễn dịch ở não, cũng có thể là sợi dây kết nối việc thiền định tăng cường sự giao tiếp giữa não và hệ miễn dịch — khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.([25])IV. Tác dụng của Thiền Dưỡng sinh hay cách sống tích cực sau khi chứng pháp Thiền:

  1. Tác dụng của Thiền Dưỡng sinh (Cách sống tích cực sau hành thiền)

ĐĐ Thiện Minh trong phần thuyết giảng có nêu rõ:“Thiền là kỹ thuật thiêu cháy, dập tắt mọi phiền não, tăng sức đề kháng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, khả năng tự điều trị bệnh lý cho cơ thể một cách tuyệt vời … Đồng thời khai phá và phát triển nhiều tiềm năng vô giá trong con người”([26])“ Thiền khai phá và phát triển đồng thời 3 nguồn tài sản tiềm năng vô giá vĩ đại trong con người đó là:

  1. Khám phá và phát triển kho tàng tiềm năng về sức mạnh vô cùng lớn lao của tâm hồn (Tâm lực).
  2. Khám phá và phát triển kho tàng tiềm năng về sức khỏe vô cùng lớn lao của thân thể (Thân lực).
  3. Khám phá và phát triển kho tàng tiềm năng về trí tuệ thấy biết một cách vô cùng đặc biệt và sâu sắc (Trí lực)

Ảnh minh Ảnh minh họa

Tâm lực (Midfulness): làm cho Tâm dõng mãnh, giàu tự tin , bình tĩnh trước những biến động xã hội ; chú ý tới mọi động tác của bản thân.
Thân lực: (physical force) .tăng khả năng miễn dịch, kháng thể mạnh chống lại bệnh tật.
Trí lực: (Wisdom force) giàu óc sáng tạo, giải quyết vấn đề bằng trí tuệ sắc bén., làm việc có tinh toán và kế hoạch.
Kinh qua khóa thiền với nhiều hoạt động phong phú như thiền tập Niệm Ân Đức Phật. kinh hành và vấn đáp phật pháp đã ít nhiều giúp hành giả tự giải tỏa tâm lý trong thời gian giãn cách và biết đưa tâm trở lại bình yên, tự tin hơn trong việc hợp tác với chính phủ trong phòng chông dịch bệnh hiệu quả.Khó mà có một định nghĩa hoàn hảo về quan điểm sống tích cực. Cũng như tư duy lạc quan, việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo hướng hữu ích để có cách giải quyết nhẹ nhàng hơn, cho tâm an nhiên hơn tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Sống tích cực là gì? Là giải thoát chính mình bằng thần chú “Mackeno” tưởng như buông xuôi, bỏ qua thái độ sợ hãi, nhút nhát. Nhưng không hẳn là như vậy. Nếu bạn hiểu mặc kệ đi đơn giản chỉ là tìm cho mình một hướng đi mới, để cơ thể thêm thời gian nghỉ ngơi, để chuẩn bị sẵn sàng đối diện với bộn bề ập tới. Học được cách mặc kệ cũng chính là khi bạn hiểu được nghệ thuật không quan tâm. Hãy tin rằng:

  • Mặc kệ nó không phải là thỏa hiệp tạm thời mà là tâm thế để sẵn sàng
  • Mặc kệ nó không phải là bị khuất phục, chỉ là sẵn sàng từ bỏ thứ không thuộc về mình
  • Mặc kệ nó không phải là đang diễn kịch mà là sự khoan dung cần thiết
  • Mặc kệ nó là an ủi, là thứ tha, là dũng cảm, là kiên cường
  • Khám phá vì sao thái độ sống tích cực là người bạn đồng hành giúp một đời lạc quan!

Sau những thời thiền ta sống tích cực hơn hành giả sẽ không còn muộn phiền, tâm thế an yên, mọi chuyện đời vì vậy cũng tìm được cách giải quyết ổn thỏa hơn. Nói là như vậy nhưng mấy ai đủ kiên nhẫn để theo đuổi lối sống tích cực. Ngay cả khi bạn cảm thấy bị tổn thương sâu sắc, cảm giác vỡ nát muốn giày xéo thì cũng có thể tự nói với chính mình rằng: “Mặc kệ nó, chuyện đã qua rồi, vết thương rồi cũng sẽ lành”. Khi phải trực tiếp đối diện với thất bại, thẳng thắn nhìn nhận khó khăn và an ủi: “Thôi mặc kệ đi, nay không thành công thì tương lai kiên trì sẽ công thành danh toại”. Chỉ 3 từ “mặc kệ nó” gọn lỏn nhưng kỳ thực chẳng dễ dàng chút nào để hiểu hết ý nghĩa thực tế. Bạn cũng cần phải nỗ lực học cách buông bỏ, giữ cho đầu óc luôn thư thái, minh mẫn để bản thân đủ dũng cảm đối diện với mọi sóng gió cuộc đời. Khi đã học được cách mặc kệ, không so đo tính toán, không lo nghĩ vẩn vơ cũng là lúc giải tỏa mọi phiền não, đau thương nào rồi cũng dễ dàng vượt qua. Vậy há chẳng phải đang sống tích cực hơn sao!Thế cục cuộc đời chỉ hơn nhau 5 chữ “thái độ sống tích cực” (Active life style). Hiểu được sống tích cực là gì, kiên trì theo đuổi bạn sẽ thấy sức mạnh của thái độ sống tích cực đầy lạc quan. Suy nghĩ tích cực mang lại những lợi ích về thể chất và tinh thần quý giá. Luôn hướng về những điều tích cực giúp bạn tự tin, cải thiện tâm trí và giảm khả năng mắc bệnh huyết áp, trầm cảm và rối loạn căng thẳng.
Để có thái độ sống tích cực cần:

  1. Luôn tập trung vào lợi ích của “chướng ngại vật”: Cuộc sống không hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn gặp điều không ưng ý. Ví như trễ chuyến xe bus, cuộc họp kéo dài sau giờ tan tầm, kẹt xe, cất công đi mua đồ những thứ bạn mua đã bị bán hết… Phải làm sao? Trễ xe thì cho phép bản thân nghe một ca khúc yêu thích, kẹt xe tranh thủ ngồi cà phê lề đường, uống đồ ưa thích và tập mua đồ mới xài thử…
  2. Tìm sự hài hước trong mọi tình huống: Có thể ngay sau sự việc xấu chẳng may bạn gặp phải sẽ là câu chuyện thú vị, nghĩ hài hước hơn chẳng phải bớt mệt mỏi sao. Sắp nghỉ việc, ngày cuối cùng mình sẽ làm gì để mọi người “phát hoảng” nhỉ?.
  3. Biến thất bại thành bài học: Ai cũng sẽ thất bại, trong công việc hay đời sống. Thay vì cứ chăm chăm vào cách mình thất bại hãy nghĩ về những gì bạn sẽ làm trong lần tới, sau đó, hãy biến thất bại của bạn thành một bài học.
  4. Trắc nghiệm giúp bạn biết được mình có đang sống lạc quan, tích cực hay chưa!

Sống tích cực hơn bạn sẽ không còn muộn phiền, tâm thế an ổn, mọi chuyện đời vì vậy cũng tìm được cách giải quyết ổn thỏa hơn. Nói là như vậy nhưng mấy ai đủ kiên nhẫn để theo đuổi lối sống tích cực.6 bước đơn giản để hiện thực hóa lối sống tích cực

  1. Rèn tâm trí luôn nghĩ tích cực, Xây dựng tư duy tích cực không phải là một nhiệm vụ dễ dàng mà cần kiên trì rèn luyện mỗi ngày. Trong mọi tình huống gặp phải nếu bạn liên tục đưa ra tín hiệu để khẳng định với bộ não, bộ não sẽ học cách tin tưởng bạn và hoạt động tích cực hơn.
  2. Cần có những câu chăm ngôn để sống lạc quan để bạn luôn duy trì tư duy tích cực mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
  3. Không để bản thân nhàn rỗi:  Não bộ luôn bận rộn thì không có nhiều thời gian để nảy sinh những suy nghĩ chán trường. Nếu có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thay vì ở nhà ngồi lì luyện phim bạn nên tham gia những hoạt động ngoài trời để giúp tâm trí được thư giãn. Ngoài ra, bạn có thể đọc sách với văn phong nhẹ nhàng, nghe nhạc với giai điệu vui tươi.
  1. Sống tích cực bạn sẽ không còn muộn phiền, tâm thế an yên, mọi chuyện đời vì vậy cũng tìm được cách giải quyết ổn thỏa hơn. Nói là như vậy nhưng mấy ai đủ kiên nhẫn để theo đuổi lối sống tích cực.
  2. Xây dựng lối sống lành mạnh:Tập thể dục và thiền định giúp bạn có thể vượt qua căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. Ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh cũng giúp cơ thể dễ dàng cân bằng và hướng đến những điều tốt đẹp.
  3. Yêu thương chính mình: Đây là yếu tố then chốt, là vị cứu tinh không bao giờ rời bỏ bạn khi gặp khó khăn. Học cách yêu thương bản thân, yêu chiều vẻ đẹp vốn có của mình. Làm chủ câu chuyện cuộc sống và yêu thương chính bản thân mình thông qua quá trình đó là điều dũng cảm nhất nhưng chúng ta thường bỏ qua.


Ảnh minh họa
V.Kết Luận :                  Kinh qua nhiều khảo sát khoa hoc cho ta thấy rõ mối tương quan sinh học giữa Thiền và khủng hoảng tâm lý . Người Phật tử tu ở bậc sơ thiền, tâm lúc nào cũng hoan hỷ, xa rời ân ái theo thế gian, dù trải qua bao trở ngại, lúc nào cũng xả bỏ những ưu phiền tìm kiếm những pháp thiện mà làm, từ đó các pháp thiện sanh, nên không có sự buồn khổ. Sơ thiền tu chứng được cảnh sơ thiền, trong lòng vui vẻ hoan hỷ vô cùng, không có cảnh vui thế gian nào bì kịp. Chứng được sơ thiền rồi, nếu tu hành tiến tới thì sẽ tuần tự chứng cảnh Nhị thiền, rồi đến Tam thiền, và Tứ thiền. Muốn chứng sơ thiền, trước hết phải lìa bỏ mọi dục vọng và các pháp bất thiện. Kinh Phật giáo Nguyên thủy, thường có câu: “Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền.”. Hành giải tu pháp Sơ Thiền phải có đủ 2 tâm: một là “Tầm” hai là “Tứ”, tức là hành giả đang tìm kiếm, dò xét. Còn với cảnh thì cảm lấy sự “hỷ, lạc” tu tập để cho buồn khổ không sanh khởi, gọi là “ly sanh hỷ lạc địa” xa rời vui ở cõi dục ái nhưng vẫn còn tìm ẩn trong sắc giới..([27]). Vượt qua khủng hoảng tâm lý cũng quan trọng không kém gì việc duy trì sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng trong những ngày dịch có diễn biến phức tạp.Chăm lo thật tốt cho sức khỏe sẽ giảm nguy cơ bị stress trong mùa dịch.Rất nhiều người đang đứng ngồi không yên khi dịch Covid-19 có dấu hiệu lan rộng.  Các chuyên gia y tế lo ngại thực tế này dễ dẫn tới các phản ứng tâm lý tiêu cực, nếu không có cách vượt qua thì hậu quả sẽ khôn lường. dịch Covid-19 khiến con người lo lắng, đó chính là stress. Stress có mức độ khác nhau, khi nhẹ, con người có thể đối phó được, nhưng với trường hợp nặng thì có thể gây hậu quả lớn.Để chiến thắng dịch Covid-19 thì nhận thức, sức mạnh tâm lý là một yếu tố quan trọng. Theo các chuyên gia, người dân từ trẻ tới già cần nắm vững “bí quyết” để có tâm lý vững vàng

  1. Đối với trẻ em :khi phải nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài, nhiều gia đình thường cho con làm bạn với iPad, điện thoại. Điều này có ảnh hưởng không tốt với con trẻ phụ huynh cần chú ý chăm sóc, dành thời gian chơi các trò chơi tư duy, suy luận như vẽ tranh, xếp hình với trẻ nhằm giúp chúng rèn tính tập trung.
  2. Đối với người lớn: khi mỗi người đều bí bách vì dịch thì các hoạt động kết nối là rất quan trọng. Cần tổ chức cho cả nhà tập thể dục cùng nhau, cùng chăm sóc vườn tược; dành thời gian giải trí, gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè, người thân. “Lúc này, các gia đình cần thực hành lối sống tiết kiệm để áp lực về tài chính không đổ dồn lên vai một thành viên nào đó”, Với những người kinh doanh, mỗi người hãy dành thời gian cho các mối quan hệ thân thiết, lên kế hoạch kinh doanh lại sau mùa dịch, tránh tâm lý bi quan, chán chường”.
    TS Trịnh Thị Ngọc ([28]), nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, tư vấn: Việc chú ý quá nhiều tới thông tin trên mạng xã hội sẽ khiến mỗi người thêm lo lắng. Người dân hãy giảm xem/đọc thông tin tiêu cực, đặc biệt là trước khi ngủ. Nếu mức độ stress vượt quá tầm kiểm soát, hãy cố gắng làm dịu lại bằng cách tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách. Mỗi người hãy dành những ngày cuối tuần, những buổi tối sau khi kết thúc công việc để chăm lo thật tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình, nấu những món ăn đủ chất dinh dưỡng và tận hưởng những ngày quây quần bên nhau. Đó là một cách cùng nhau vượt qua mùa dịch([29])
    Thiết nghĩ giải pháp tích cực để hóa giải khủng hoảng tâm lý, cân bằng cảm xúc là tham gia hành thiền. Thiền dưỡng sinh online hay offline đếu có tác dụng tích cực trong việc cân bằng cảm xúc của hành giả , xóa bỏ bi quan loại trừ khủng hoảng stress giúp hành giả tự tin hơn và sống tích cực hơn  sau mùa dịch nhằm chăm lo thật tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.Vì thế cần xem thiền là một giải pháp phi tôn giáo trong cuộc sống của mọi người thuộc bất kỳ tộn giáo nào . Trật tự bình thường mới chỉ có thể là giải pháp tạm thời không chắc mang lại an ổn trong tâm mọi người lâu dài trong một xã hội với một trật tự mong manh tương đối. Thiền tập là giải pháp lâu dài giúp cho chúng ta có thể tin tưởng nhằm đảm bào an toàn cho cuộc sống chúng ta , những trật tự tương đối của thế gian thời hậu dịch không mang tính bền vững

Liên quan

Theo Dõi

0FansLike
0FollowersFollow
166SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài mới