26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024

Bài giảng – Pháp thực tính

Bài giảng về Trạng thái và tứ ý nghĩa của tâm, sở hữu, sắc pháp do Tỳ khưu Giác Tuệ giảng trên room Phật giáo nguyên thủy qua mạng Paltalk năm 2009

70 PHÁP THỰC TÍNH (SABHĀVADHAMMA) VÀ 10 PHÁP PHỤ

 Nương theo Tạng Pāḷi và Chú giải

Dương lịch: 1983 – Phật lịch: 2527

Soạn dịch: Mahāthero Saṅtakicco (Sư cả Tịnh Sự)

00. Bài mở đầu:

Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. TÂM (CITTA) 

Tâm trong khi có ra sao? Khi nào có sự biết cảnh, tức là ý, tâm, thức uẩn, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý xứ, ý quyền, ý giới vàý thức giới… Đó gọi là có tâm trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của tâm (citta):

  • Trạng thái: biết cảnh (ārammaṇavijjānanalakkhaṇāṃ).
  • Phận sự: hướng đạo cho sở hữu (pubbaṃgamarasaṃ).
  • Thành tựu: nối liên tiếp nhau. (sandahanapaccupatthā-naṃ).
  • Nhân cận: có danh và sắc (nāmarūpa padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU XÚC (PHASSA)

Xúc trong khi có ra sao? Khi nào có sự đụng, cách chạm nhau, hành vi đụng chạm, thái độ đụng chạm. Khi nào như thế, đây gọi là có xúc trong khi ấy, tức là cảnh đến chạm vào tâm và vật.

Tứ ý nghĩa của sở hữu xúc (phassa)

  • Trạng thái: đụng chạm (phussanalakkhaṇo) (cảnh và vật).
  • Phận sự: cách tiếp xúc (saṅghattanaraso) giữa tâm, cảnh và vật.
  • Thành tựu: hội hợp đặng (sannipātapaccupatṭhāno) giữa tâm, cảnh và vật.
  • Nhân cận: có cảnh hiện bày (āpātagatam’sayapadaṭṭhāno).
  1. KHỔ (DUKKA) 

Khổ trong khi có ra sao? Sự không thích hợp với thân, sự khổ sanh từ xúc, hoà trộn với thân xúc, Sự hưởng cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nới thân xúc, thái độ hứng chịu cảnh không thích hợp thành khổ sanh từ nơi thân xúc. Khi nào như thế, đây gọi là khổ thọ có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của khổ thọ (dukkavedanā)

  • Trạng thái: xúc không thích hợp (aniṭṭha phoṭṭhabbānulakkhaṇā).
  • Phận sự: làm cho pháp tương ưng xào héo (saṃpayuttānaṃ milāpanarasaṃ)
  • Thành tựu: thân đau đớn (kāyikabādhapaccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có thân quyền (kāyindriyapadatthānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. LẠC (SUKHA) 

Lạc trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm vui, sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh vui sướng tâm từ thân xúc dụng nạp, hứng chịu an vui từ thân xúc. Như thế gọi là có lạc trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của lạc thọ (sukhavedanā)

  • Trạng thái: hưởng cảnh thích sướng (iṭṭhaphoṭṭhabbānu-bhavanalakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cho pháp tương ứng tiến triển (sampayuttanaṃ upabrūhanarasaṃ).
  • Thành tựu: sướng thân (kāyika assāda paccupatthānaṃ).
  • Nhân cận: có thân quyền (kāyindriyadaṭṭānaṃ).
  1. ƯU THỌ (DOMASSVEDANĀ)

Ưu thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hưởng cảnh buồn khổ, phi hỷ sanh từ ý xúc, hứng chịu buồn khổ, phi hỷ sanh từ ý xúc. Như thế gọi là ưu quyền có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của ưu thọ (domassvedanā)

  • Trạng thái: hưởng cảnh không ưa muốn (aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ).
  • Phận sự: hưởng cảnh không vừa lòng (aniṭṭhānarasambhogarasaṃ).
  • Thành tựu: ép uổng tâm (cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc ý vật (hadayavatthu padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. HỶ THỌ (SOMANASSAVEDANĀ)

Hỷ thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ thọ, hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc hay dụng nạp hưởng cảnh vui từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ thọ có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của hỷ thọ (somanassavedanā)

  • Trạng thái: hưởng cảnh ưa muốn vui lòng (iṭṭhārammanānubhavanalakkhanaṃ).
  • Phận sự: hưởng cảnh ưa muốn (iṭṭhākarasaṃbhogarasaṃ).
  • Thành tựu: tâm phớn phở (cetasika assāda paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: thân tâm yên tịnh (passadhi padaṭṭhānaṃ).
  1. XẢ THỌ (UPEKKHĀVEDANĀ) 

Xả thọ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hứng chịu phi ưu, phi hỷ sanh từ nơi ý xúc, thọ hưởng phi khổ, phi lạc sanh từ ý xúc trong khi nào thì xả thọ có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của xả thọ (upekkhāvedanā)

  • Trạng thái: hưởng cảnh trung bình (majjhattavedayitalakkanaṃ).
  • Phận sự: điều hoà pháp tương ưng không cho trồi sụt (sampayuttānam nāti upabtūhanamilāpanarasā).
  • Thành tựu: vắng lặng (santabhāvapaccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: ly pháp hỷ (nippi tikapadaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU TƯỞNG (SAÑÑĀCETASIKA) 

Tưởng trong khi có ra sao? Sự nhớ tưởng, cách nhớ tưởng, thái độ nhớ tưởng sanh từ ý xúc phối hợp cùng ý thức giới. Khi nào như thế, đó mới gọi là tưởng trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tưởng (saññācetasika)

  • Trạng thái: nhớ lại hay nhớ trùng (sañjā nanalakkhanā).
  • Phận sự: làm cho tưởng lại điểm duyên khởi (punasañjānapaccava nimitta kārana rasā).
  • Thành tựu: khắng khít tưởng trùng như trước (yathā gayha nimittabhinivesa paccupaṭṭhā).
  • Nhân cận: có cảnh hiện như trước hay đang hiện (yathā upatthita visaya padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU TƯ (CETASIKACETANĀ)

Tư trong khi có ra sao? Khi nào có sự tính làm, cách định hành động, thái độ cố quyết hành động từ ý xúc phối hợp cùng ý thức giới. Như thế gọi là tư có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tư (cetasikacetanā)

  • Trạng thái: đề đốc pháp câu sinh (cetayitalakkhanā).sd
  • Phận sự: tập hợp pháp câu sinh (ayuhanarasā).
  • Thành tựu: sắp đặt cho pháp câu sanh (saṃvidhānaccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 danh uẩn ngoài ra (sesa khandhattaya-daṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU NHẤT THỐNG (EKAGGATĀ)

Nhất thống trong khi có ra sao? Khi nào tâm đình trụ một chỗ, vững lòng vắng lặng, không tán loạn, không lao chao, tâm không bối rối, pháp chỉ, định quyền, định lực và chánh định có trong khi nào thì nhất thống có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu nhất thống (ekaggatā):

  • Trạng thái: không lao chao hay là không tán loạn (avi saralakkhanā, avikkhepalakkanā)
  • Phận sự: xiết chặt pháp câu sinh (sahajanaṃ sampin narasā).
  • Thành tựu: hiện bày vắng lặng (upasama paccupatthānā).
  • Nhân cận: yên vui (sukha pacaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. MẠNG QUYỀN (danh) (JĪVITINDRIYA)

Mạng quyền (danh) trong khi có ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hiện tồn, đang liên tiếp, đang còn hành vi, đang còn dinh dưỡng gọi là cách sống còn của danh pháp. Như thế gọi là mạng quyền vẫn có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu mạng quyền (jīvitindriya):

  • Trạng thái: Khán cố danh pháp câu sinh (sahajānaṃ anupālna lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cho danh pháp câu sinh còn đầy đủ (sajānaṃ pana tana rasaṃ).
  • Thành tựu: danh pháp câu sanh còn đầy đủ (sahajānaṃ thapana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có danh pháp đáng chăm nom (yāpitabbapadaṭṭhānaṃ) hay là có 3 danh uẩn ngoài ra (sesakhandhattayapadaṭṭhānaṃ).
  1. SỞ HỮU TÁC Ý (MANASIKĀRA)

Tác ý trong khi có ra sao? Sở hữu tác ý, tức tác ý thành cảnh, có Pāḷī chú giải như vầy: Ārammaṇaṃ manasipati pādāyatīti ārammaṇa patipādako – làm thành cảnh cho tâm gọi là tác ý thành cảnh”.

Tác ý tâm sở là cách làm cho cảnh hiện nơi tâm. Thế đó mới gọi là cảnh hiện bày cho tâm biết đặng.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tác ý (manasikāra):

  • Trạng thái: báo hiệu có cảnh đến (saraṇa lakkhano).
  • Phận sự: làm cảnh cho vừa pháp tương ưng (sampayo janaraso).
  • Thành tựu: hằng hướng diện đến cảnh (ārammanā bhimukhibhāvapaccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: có cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāno).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU TẦM (VITAKKA) 

Tầm trong khi có ra sao? Khi nào có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, cách đem tâm đến cảnh, cách đưa tâm đến khắng khít với cảnh, cách đem tâm áp vào cảnh, tư duy hay chánh tư duy. Như thế gọi là sở hữu tầm có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tầm (vitakka)

  • Trạng thái: đem tâm và sở hữu đến cảnh (ārammaṇābhiniropana lakkhaṇo).
  • Phận sự: làm cho tâm và sở hữu bắt đầu gặp cảnh (āhanappariyāhanaraso).
  • Thành tựu: dẫn tâm đến cảnh (ānaya paccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: có cảnh đáng kiếm (ārammanapadaṭṭhāno) hay là có 3 danh uẩn ngoài ra (sesakhandhattaya padaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU TỨ (VICĀRA CETASIKA)

Tứ trong khi có ra sao? Khi nào có sự gìn giữ cảnh cho tâm, chăm nom, kềm giữ, săn sóc cảnh. Tâm khắng khít cảnh và cách tâm dính vào cảnh. Như thế gọi là tứ có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tứ (vicāra cetasika)

  • Trạng thái: hằng chăm nom cảnh (anumajjana lakkhaṇo).
  • Phận sự: làm cho danh uẩn câu sanh hằng khắng khít cảnh (sahajātānuyojana raso).
  • Thành tựu: tâm hằng ràng rịt cảnh (anupabandhapaccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: phải có cảnh đáng gìn giữ (ārammaṇa padaṭṭhāno) hay là có 3 danh uẩn ngoài ra (sesakhan-dhattayapadaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU THẮNG GIẢI (ADHIMOKKHA) 

Thắng giải trong khi có ra sao? Cách quyết đoán của tâm, cách đoán quyết, thái độ đoán quyết cảnh. Như thế gọi là thắng giải có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thắng giải (adhimokkha)

  • Trạng thái: giải quyết, phán đoán, quyết định (sanniṭṭhāna lakkhaṇo).
  • Phận sự: làm cho khỏi trì nghi (chần chừ) (asamasappaharaso).
  • Thành tựu: phán quyết cảnh (vinicchayapaccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: có cảnh cần phải phán quyết (sanniṭṭhātabba padaṭṭhāno).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU CẦN (VIRIYACETASIKA) 

Cần trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm siêng năng, cố gắng, tinh tấn, sấn  sướt, lướt tới, tiến đến, ráng thêm, chịu đựng ráng thêm, bền dẻo, không lui sụt, không lơ là, không bỏ qua việc làm,  phò trì phận sự. Cần tức là cần quyền, cần lực và chánh tinh tấn có trong khi nào thì cần có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu cần (viriyacetasika)

  • Trạng thái: ráng chịu với sự khó khăn (ussāhalakkaṇaṃ).
  • Phận sự: trợ pháp câu sinh không lui sụt sahajātapaṭṭhāmbhanarasaṃ).
  • Thành tựu: không lui sụt (asaṃsidana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: bát tông thê thảm (saṃvega vatthu padaṭṭhānaṃ) hoặc bát tông đoan cần(viriyārambhavatthu padaṭṭhānaṃ).
  1. SỞ HỮU HỶ (PYTICETASIKA)

Hỷ trong khi có ra sao? Khi nào có sở hữu tâm hỷ, có sở hữu tâm lạc, hưởng cảnh an vui từ ý xúc, hay là dụng nạp hưởng cảnh an vui sanh từ ý xúc. Như thế gọi là hỷ có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu hỷ (pyticetasika)

  • Trạng thái: cách khoan khoái (sampiyāyanalakkaṇā).
  • Phận sự: làm cho no thân tâm (kāyacittapina narasā) hay là làm cho đượm nhuần khắp thân (pharaṇa rasā).
  • Thành tựu: cách bừng tâm (odagyapaccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 danh uẩn ngoài ra (sesakhandhattaya padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU DỤC (CHANDACETASIKA) 

Dục trong khi có ra sao? Cách vừa lòng, vừa ý, thích ý và hành động hoàn toàn bằng cách vừa lòngn như thế gọi là dục. Chỉ ưa muốn thích hợp chớ chẳng phải nhiễm như tham.

Tứ ý nghĩa của sở hữu dục (chandacetasika)

  • Trạng thái: cách thích dụng cảnh (kattukaṃyatā lakkhaṇo).
  • Phận sự: mong mỏi cảnh (ārammaṇa pariyesana raso).
  • Thành tựu: cần dùng cảnh (ārammaṇa atthikatā paccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: phải có cảnh (ārammaṇa padaṭṭhāno).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU SI (MOHACETASIKA)

Si trong khi có ra sao? Cách vô tri, sự bất kiến, chẳng hiểu thấu, không chịu lý đáng biết, chẳng hiểu theo chân chính, không thấu đáo, không cần dùng theo đúng đắn, không công nhận lối đầy đủ, chẳng phán đoán, chẳng suy xét, không chịu làm cho minh hiển, tệ hèn, ngây ngô, khờ khạo, không biết chi, sự mê mờ, sự say mê, sự mê hoặc, cũng là vô minh, thụy miên, vô minh chi phối, vô minh là chốt gài. Si cũng là căn bất thiện có trong khi nào, đây gọi là si có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu si (mohacetasika)

  • Trạng thái: không thấu đáo (anāṇalakkhaṇo) hay là tối tăm (andhachāvalakkhaṇo).
  • Phận sự: che khuất cảnh lý tánh (ālambasadhāvecchadāna-raso) hay không cho tỏ ngộ lý tánh (appaṭivedharaso).
  • Thành tựu: tối tăm (asammāpatipattipaccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: tác ý không khéo (ayonisomanasikāra padaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU VÔ TÀM (AHIRIKACETASIKA)

Vô tàm trong khi có ra sao? Trạng thái không hổ thẹn với cách hành động ác xấu đáng hổ thẹn, thái độ không hổ thẹn với những pháp tội ác có trong khi nào thì vô tàm có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu vô tàm (ahirikacetasika)

  • Trạng thái: không hổ thẹn với cách thân, khẩu, ý làm ác (kāyaduccari tādīhi adhigucchanalkkhaṇaṃ).
  • Phận sự: làm việc ác (duccarita karaṇarasaṃ).
  • Thành tựu: không rụt rè tạo ác (asanko cana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: không tự trọng (atta agārava padaṭṭhānaṃ).
  1. SỞ HỮU VÔ UÝ (ANOTTAPPACETASIKA)

Vô uý trong khi có ra sao? Trạng thái không ghê sợ với hành động đáng ghê sợ, thái độ không ghê sợ với những tội ác có trong khi nào thì vô uý có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu vô uý (anottappacetasika)

  • Trạng thái: không kinh ngạc tội ác (anuttāsanalakkhanaṃ) hay là không ghê sợ tội ác (asarajjalakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm ác (duccarita karana rasa).
  • Thành tựu: không lui sụt tội ác (asaṅkocana paccupaṭṭhā-naṃ).
  • Nhân cận: không trọng ân đức người khác (paraguna agārava padaṭṭhānaṃ). 
  1. SỞ HỮU ĐIỆU CỬ (UDDHACCA)

Điệu cử trong khi có ra sao? Sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng của tâm, sự bối rối của tâm, sự lao chao của tâm có trong khi nào thì điệu cử có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu điệu cử (uddhacca)

  • Trạng thái: không yên tịnh (avūpasama lakkhaṇaṃ).
  • Phận sự: bất cẩn không vững vàng (anavaṭṭhāna rasaṃ).
  • Thành tựu: nguyên nhân làm cho tâm không yên tịnh (bhantabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: tác ý không khéo (ayonisomanasikāra padaṭṭhā-naṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU THAM (LOBHACETASIKA)

Tham trong khi có ra sao? Cách tham, sự muốn, rất muốn, dục vọng, yêu mến, rất yêu mến. Tham là căn bất thiện có trong khi nào thì đây gọi là tham có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tham (lobhacetasika)

  • Trạng thái: chấp cứng cảnh (ālambaggāhalakkhaṇo).
  • Phận sự: nhiễm đắm (abhisaṇgaraso).
  • Thành tựu: không buông ra (appariccāga paccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: nhận thấy pháp cảnh triền đáng ưa thích (saṃyojaniyadhammesu assādikkhapadaṭṭhāno).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU TÀ KIẾN (DIṬṬHICETASIKA) 

Tà kiến trong khi có ra sao? Kiến thức tức là thiên kiến, hoang vu kiến, ký khu kiến, thù nghịch kiến, biến hoá kiến, kiến thức như triền, chấp trước, nghịch kiến, kiến hoặc, khinh thị, lộ đồ sai, tà đạo, sự sai căn nguyên, tà giáo, chấp ngược có trong khi nào thì đây gọi là tà kiến có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tà kiến (diṭṭhicetasika)

  • Trạng thái: quá chấp cứng theo cách không khéo (ayoniso abhinivesa lakkhaṇā).
  • Phận sự: khinh thị (parāmāsa rasā).
  • Thành tựu: cố chấp theo sai (micchābhinivesa paccupaṭṭhāna) hay là chấp cứng (dallhaggāha
  • paccuppaṭṭhānā).
  • Nhân cận: không chịu gặp hiền minh (sappurisavimukhatā padaṭṭhānaṃ) hay là không cần gặp Thánh nhân, chỉ nghe pháp của phi hiền minh, ưa gặp ác hữu, tác ý không khéo (ariyanaṃ adassanakāmatā ca asaddhamma savananca akalyana nimitta ca ayonisomanasikāratā ca padaṭṭhārā-ni).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU NGÃ MẠN (MĀNACETASIKA) 

Ngã mạn trong khi có ra sao? Cách so sánh cho rằng ta tốt hơn họ, ta bằng họ, ta hơn họ, sự so sánh, thái độ so sánh, lối so sánh, lúc nào có trạng thái như thế tức là sự nâng cao, đem mình so sánh cho bằng kẻ khác, sự so sánh với người, tâm cống cao, tánh cần so sánh này gọi là ngã mạn.

Tứ ý nghĩa của sở hữu ngã mạn (mānacetasika)

  • Trạng thái: phách lối lừng lẫy (unnati lakkhano).
  • Phận sự: xúc tiến (sampaggha raso).
  • Thành tựu: muốn nâng ta cao hơn người (ketukamyata paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có tâm tham bất tương ưng (diṭṭhi vippayutta lobhapadaṭṭhāno).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU SÂN (DOSACETASIKA)

Sân trong khi có ra sao? Sự tính ác độc, cách tính ác độc, thái độ ác độc, sự tính ám hại, cách tính ám hại, thái độ tính ám hại, sự sân, sự tức tối, sự hung dữ, sự ác khẩu, cách tâm không thơi thới có trong khi nào, đây gọi là sân có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu sân (dosacetasika)

  • Trạng thái: hiện bày thô thiển (candikkalakkhano).
  • Phận sự: làm cho nóng nảy (nissayadāha raso).
  • Thành tựu: phá hại thân tâm (dussana paccupaṭṭhāno) và trí tuệ hay tuệ quán (upaṭṭhānakanaṃ paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có dụng cụ giết hại (āghāta vatthu padaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU TẬT ĐỐ (ISSACETASIKA)

Tật đố trong khi có ra sao? Sự ganh tỵ, cách ganh tỵ, thái độ ganh tỵ, sự tật đố, cách tật đố, thái độ tật đố, tật đố do lợi lộc, tật đố do cung kỉnh, tật đố do tín ngưỡng, tật đố do lễ bái, tật đố do cúng dường của người khác. Những cách như thế gọi là tật đố.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tật đố (issacetasika)

  • Trạng thái: ganh ghét tài sản người khác (ānñasampatti ussāyana lakkhanā).
  • Phận sự: không vừa lòng cho người khác có tài sản (parasampattiyā anabhirati rasā).
  • Thành tựu: tranh mặt với tài sản của người (para sampatti vimukkhatā paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có tài sản của người khác (parasampatti padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU LẬN SẮT (MACCHARIYA CETASIKA) 

Lận sắt trong khi có ra sao? Ngũ lận sắt như là: bỏn xẻn chổ ở, bỏn xẻn dòng giống, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn sắc đẹp (danh thơm) bỏn xẻn giáo pháp, sự bỏn xẻn, cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự rít rắm, sự keo kiết, sự không tế nhị, không rộng rãi của tâm. Những cách như thế gọi là lận sắt.

Tứ ý nghĩa của sở hữu lận sắt (macchariya cetasika)

  • Trạng thái: giấu diếm tài sản của cải hay tài sản trí đức của mình (sakasampatti nigūhana lakkhaṇaṃ).
  • Phận sự: không chịu người khác có liên hệ với tài sản của mình (para sādhārana akkhamana rasā).
  • Thành tựu: rút lui, không hy sinh tài sản (saṇko cana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tài sản (sakasampatti padaṭṭhānaṃ).
  1. SỞ HỮU HỐI HẬN (KUKKUCCACETASIKA) 

Hối hận trong khi có ra sao? Sự đáng cho rằng không đáng, sự không đáng cho rằng đáng, sự có lỗi cho rằng không lỗi, không lỗi cho rằng có lỗi, sự chú trọng, cách chú trọng, thái độ chú trọng, cách tâm nóng nảy, sự động tâm. Những trạng thái như thế gọi là hối hận.

Tứ ý nghĩa của sở hữu hối hận (kukkuccacetasika)

  • Trạng thái: bực bội, tức tối với sự qua rồi (pacchānutāpa lakkhaṇaṃ).
  • Phận sự: hối hận với chuyện đáng mà không làm, không đáng mà làm (patākata anusocana rasaṃ).
  • Thành tựu: tâm ân hận (vippatisāra pacupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: việc xấu đã làm, việc tốt không đặng làm (katāsata duccarita sucaritānupadaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU HÔN TRẦM (THĪNACETASIKA) 

Hôn trầm trong khi có ra sao? Sự không khéo léo hoà trộn của tâm, cách không khéo hoà trộn của tâm, cách không thích hợp việc làm của tâm, sự chần chừ, sự lui sụt, sự buồn ngủ, cách buồn ngủ, trang thái buồn ngủ, sự bần thần dã dượi, cách bần thần dã dượi, thái độ bần thần dã dượi, sự cách uể oải, thái độ uể oải. Những trạng thái như thế gọi là hôn trầm.

Tứ ý nghĩa của sở hữu hôn trầm (thīnacetasika)

  • Trạng thái: chận đứng cần tiến (anussāhana lakkhanaṃ)
  • Phận sự: bỏ tinh tấn (viriyāpanayanarasaṃ).
  • Thành tựu: lui sụt (samsīdana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: tác ý không khéo (ayoniso manasikāra padaṭṭhānaṃ). 
  1. SỞ HỮU THỤY MIÊN

Thụy miên trong khi có ra sao? Sự không khéo hoà trộn của danh thân, cách không thích hợp với công việc của danh thân, sự che đậy, sự bao trùm, sự che lấp phần trong, sự dã dượi bần thần, cách dã dượi bần thần, thái độ dã dượi bần thần, sự buồn ngủ, cách ngáp ngủ, trạng thái ngáp ngủ, sự ngủ gục, cách ngủ gục, trạng thái ngủ gục. Những trạng thái như thế này là thụy miên có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thụy miên

  • Trạng thái: không thích hợp với việc làm.
  • Phận sự: ngăn chặn lộ tâm.
  • Thành tựu: cách buồn ngủ.
  • Nhân cận: tác ý không khéo.
  1. SỞ HỮU HOÀI NGHI (VICIKACCHĀ CETASIKA) 

Hoài nghi trong khi có ra sao? Khi nào nghi ngờ, nghi hoặc, nghi nan, xét thấy lạ lùng khác biệt, sự quyết đoán cảnh không đặng, sự nhận thấy thành hai khía cạnh, sự nhận thấy như đường rẽ hai, cách nghi ngờ, sự không quyết một, sự tính vớ vẩn, suy xét vu vơ, sự không thể dứt khoát, sự sần sượng của tâm, ý do dự. Hay là những pháp nào khác nương sanh cũng có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu hoài nghi (vicikacchā cetasika)

  • Trạng thái: cách hoài nghi (samsaya lakkhaṇā).
  • Phận sự: lung lay biến chuyển (kampanarasā).
  • Thành tựu: không thể quyết đoán (anicchaya paccupaṭṭhānā) hay là không cương quyết (anekaṃsag-gāha paccuppaṭṭhānā).
  • Nhân cận: tác ý không khéo (ayoniso manasikāra padaṭṭhānām).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU TÍN (SADHA CETASIKA) 

Tín trong khi có ra sao? Khi nào có đức tin, thái độ tín ngưỡng, sự quyết tin, sự rất tín trọng, tín quyền, tín lực, tức là đức tin có trong khi nào thì tín vẫn có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tín (sadha cetasika)

  • Trạng thái: tín ngưỡng (saddhahanalkkhanā).
  • Phận sự: tâm trong sạch (pasadanarasā).
  • Thành tựu: tâm không dơ bẩn (akalussiyapaccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có nhân vật đáng kính trọng (saddheyya vatthu padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU NIỆM (SATI CETASIKA) 

Niệm trong khi có ra sao? Khi nào có niệm, thường niệm, hồi quang, nhớ đặng, thường nhớ, vẫn nhớ, không lơ đãng, không quên. Niệm quyền tức là niệm, niệm lực, chánh niệm. Đó là vẫn có niệm trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu niệm (sati cetasika)

  • Trạng thái: cách không lơ lãng (apilāpana lakkhanā) hay là hằng nhớ đặng (anussarana lakkhaṇā).
  • Phận sự: không mê mờ (asammo sarasā).
  • Thành tựu: cẩn thận (arakkha paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sự vật nhớ chắc (thirassaññapadaṭṭhānā) hay là niệm xứ (satipaṭṭhānā padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU TÀM (HIRI CETASIKA) 

Tàm trong khi có ra sao? Trạng thái hổ thẹn với hành động ác xấu đáng ghê sợ, thái độ ghê sợ với những tội ác khi nào, như thế thì tàm có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tàm (hirivetasika)

  • Trạng thái: cách thối thoát với sự làm tội (pāpajiguchana lakkhanā).
  • Phận sự: không làm tội (pāpanam akaraṇa rasā).
  • Thành tựu: ngần ngại với sự làm tội (pāpato sanko cana paccuṭṭhānā).
  • Nhân cận: biết tự trọng (attagāravadadaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU UÝ (OTTAPPA CETASIKA) 

Uý trong khi có ra sao? Thái độ ghê sợ với hành động xấu đáng ghê sợ, thái độ ghê sợ với những tội ác có trong khi nào thì úy vẫn có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu uý (ottappacetasika)

  • Trạng thái: ghê sợ tội (pāpa uttāsana lakkhaṇaṃ).
  • Phận sự: không chịu làm tội (pāpanaṃ akārana rasaṃ).
  • Thành tựu: ái ngại việc tội (pāpato sanko cana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sự trọng người (paragāravapadaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU VÔ THAM (ALOBHACETASIKA) 

Vô tham trong khi có ra sao? Trái với tham, không tham, không muốn, không dục vọng, thái độ không tham, không muốn, không dục vọng, không tham ác, căn thiện vô tham có trong khi nào thì vô tham có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu vô tham (alobhacetasika)

  • Trạng thái: trái với tham nhiễm (agedhalakkhano) hay là không dính mắc (alaggabhāva lakkhano).
  • Phận sự: không nhiễm đắm chấp trước (apariggahe raso).
  • Thành tựu: không nhiễm đắm (anallīyana paccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: tác ý khéo (yonisomanasikāro padaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU VÔ SÂN (ADOSACETASIKA)

Vô sân trong khi có ra sao? Không có sự giận hờn, không tính ác độc, không tính hại, không tính ép uổng, thái độ không hung dữ, ác độc. Căn thiện vô sân có trong khi nào thì vô sân có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu vô sân (adosacetasika)

  • Trạng thái: không hung ác (acandikkalakkhano) hay là không làm hại (avirodha lakhaṇo).
  • Phận sự: không gây thù oán, không nóng nảy (agjatacarilābavinaya raso).
  • Thành tựu: thanh lương (sommabhāvapaccupaṭṭhāno).
  • Nhân cận: tác ý khéo (yonisomanasikāra padaṭṭhāno).
  1. SỞ HỮU TRUNG GIAN (TATTARAMAJJHATTATĀ)

Trung gian trong khi có ra sao? Phật học đại từ điển dịch là hành xả. Sự tâm trụ ưa bình đẳng, ly điu6 bạt, chi quá giả, kiền tâm và sở hữu tập trung bình đẳng, lìa mất cái lỗi, bỏ rơi bọt bèo (tức là can thiệp hòa giải danh pháp câu sanh đặng điều hòa). (cách bình đẳng của pháp tức là không thái quá bất cập).

Tứ ý nghĩa của sở hữu trung gian (tattaramajjhattatā cetasika)

  • Trạng thái: làm cho pháp câu sanh quân bình (samavāhita lakkhanā).
  • Phận sự: ngăn chặn pháp câu sanh đối nhau không điều hoà (unādhikatā nivarana rasā).
  • Thành tựu: cách quân bình (mājjhattabhāva paccupaṭṭhā-nā).
  • Nhân cận: có pháp tương ưng (sampayuttadhamma-padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU THÂN AN, TÂM AN (KĀYAPASSADDHI CITTAPASSADDHI) 

Thân an tịnh trong khi có ra sao? Trạng thái tỉnh, tự yên, tự tỉnh, thái độ thanh tịnh, cách tự yên tỉnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân an có trong khi ấy.

Tâm an trong khi có ra sao? Trạng thái tỉnh, tự yên, tự tỉnh, thái độ thanh tịnh, cách tự yên tỉnh của thức uẩn có trong khi nào thì tâm an có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân antịnh, tâm an tịnh (kāyapassaddhi cittapassaddhi)

  • Trạng thái: cách tịnh ly bất thiện của sở hữu và tâm (kāyacittadarathavūpasama lakkanā).
  • Phận sự: hạn chế việc lao chao của sở hữu và tâm (kāyacittā darathaniddamana rasā).
  • Thành tựu: tâm và sở hữu vắng lặng, mát mẽ (kāyacittānaṃ santasitala paccupaṭṭhāna).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāyacitta padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU THÂN KHINH, TÂM KHINH (KĀYALAHUTĀ, CITTALAHUTĀ) 

Thân khinh trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân khinh hay khinh thân có trong khi ấy.

Khinh tâm trong khi có ra sao? Sự nhẹ nhàng, cách thay đổi nhẹ nhàng, không nặng nề, không sần sượng của thức uẩn có trong khi nào thì tâm khinh có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân khinh, tâm khinh (kāyalahutā, cittalahutā)

  • Trạng thái: lìa nặng nề của sở hữu và tâm (kāyacittagarubhāva vūpasamalakkhanā).
  • Phận sự: nhiếp phục cách nặng nề của sở hữu và tâm (kāyacittagarubhāva nimmaddanarasā).
  • Thành tựu: tâm và sở hữu không đình trệ (kāyacittānaṃ adandhata paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāyacitta padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU THÂN NHU, TÂM NHU 

Nhu thân (kāyamudutā) trong khi có ra sao? Sự mềm, sự dịu, không cứng, không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân nhu có trong khi ấy.

Nhu tâm (cittamudutā) trong khi có ra sao? Sự mềm, sự dịu, không cứng, không cương ngạnh của thức uẩn có trong khi nào thì tâm nhu có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân nhu, tâm nhu

  • Trạng thái: trấn an cứng sượng của sở hữu và tâm (kāyacittathaddha vūpasama lakkhanā)
  • Phận sự: hạn chế lối cứng sượng của sở hữu và tâm (thaddhabhāva nimmaddana rasā).
  • Thành tựu: sở hữu và tâm không uể oải (appatighāta paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāyacitta padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU THÂN THÍCH, TÂM THÍCH 

Thân  thích (kāyakammaññatā) trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp với việc làm của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân thích có trong khi ấy.

Tâm thích (cittakammaññatā) trong khi có ra sao? Sự thích hợp với việc làm, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp với việc làm của thức uẩn có trong khi nào thì tâm thích có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân thích, tâm thích (kāyakammaññatā, cittakammaññatā)

  • Trạng thái: tâm và sở hữu hành động bằng sự thích hợp (kāyacitta kammaññātā bhāva vūpasama lakkhanā).
  • Phận sự: hạn chế cách không vừa làm việc của sở hữu và tâm (akammañña bhāva nimmad dana rasā).
  • Thành tựu: tâm và sở hữu bắt cảnh vừa vặn (ārammana karana sampatti paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāya citta padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU THÂN THUẦN, TÂM THUẦN (KĀYAPĀGUÑÑAT, CITTAPĀGUÑÑATĀ)

Thân thuần (kāyapāguññatā) trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân thuần vẫn có trong khi ấy.

Tâm thuần (cittapāguññatā) trong khi có ra sao? Sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục có trong khi nào thì tâm thuần có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân thuần, tâm thuần (kāyapāguññat, cittapāguññatā)

  • Trạng thái: trị an bịnh hoạn của sở hữu và tâm (kāyacittagelañña vūpasama lakkhanā).
  • Phận sự: trừ bịnh hoạn của sở hữu và tâm (kāyacittagelaññanimmaddana rasa).
  • Thành tựu: tâm và sở hữu khỏi lỗi (trādinavapaccupaṭṭhānā) hay là tâm và sở hữu xa lìa phiền não (ārogyapacūpaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāyacitta padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU THÂN CHÁNH, TÂM CHÁNH 

Thân chánh (kāyajukatā) trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng không cong vạy, không co vẹo của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn có trong khi nào thì thân chánh có trong khi ấy.

Tâm chánh (cittujukatā) trong khi có ra sao? Sự ngay thẳng, cách ngay thẳng không cong vạy, không co vẹo của thức uẩn có trong khi nào thì tâm chánh có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu thân chánh, tâm chánh

  • Trạng thái: cách ngay thẳng của sở hữu và tâm (kāyacitta ajjava lakkhanā).
  • Phận sự: thâu phục cách không ngay thẳng của sở hữu và tâm (kāyacittakutila bhāva nimmaddana rasā).
  • Thành tựu: tâm và sở hữu ngay thẳng không vạy vọ (ajjmhatāpapaccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sở hữu và tâm (kāyacittapadaṭṭhānā).

46- 47- 48 SỞ HỮU NGĂN TRỪ PHẦN (VIRATĪ) 

Chánh ngữ (sammāvācā) trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm đến tứ ác ngữ. Chánh ngữ là chi của đạo, hành động chơn chánh có trong khi nào thì chánh ngữ có trong khi ấy.

Chánh nghiệp (sammākammantā) trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm tam thân ác. Chánh nghiệp là chi của đạo, hành động chơn chánh có trong khi nào thì chánh nghiệp có trong khi ấy.

Chánh mạng (sammā ājiva) trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm tà mạng. Chánh mạng là chi của đạo, liên quan trong đạo, sự nuôi mạng chơn chánh có trong khi nào thì chánh mạng có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu ngăn trừ phần (viratī)

  • Trạng thái: cách ngăn trừ thân khẩu ác (viratayo duccarita avitikkhama lakkhanā).
  • Phận sự: thối thoát cách làm thân khẩu ác (tato sanko canarasā).
  • Thành tựu: không hành động thân, khẩu ác (akiriyāpadaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có ân đức, đức tin, chánh niệm, tàm, uý, thiểu dục (saddhā sati hiri ottappa apicchatādi guna padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SỞ HỮU BI (KARUNĀCETASIKA) 

Bi (karunā) có hai câu chú giải như sau: Parodukkhe sati sādhunamhadaya kampanaṃ karotīti = karunā: pháp mà làm cho tâm của chư hiền nhân yên không đặng, phải rung động với sự thống khổ của người khác, pháp này gọi là bi. Kinatiparadukkhaṃ himsati vinasetīti = karunā: pháp nào có thể phá tan cái khổ của người khác, pháp như thế gọi là bi. Như câu: dukkhā muccantu: xin cho tất cả tránh khỏi sự khổ thân tâm.

Tứ ý nghĩa của sở hữu bi (karunācetasika)

  • Trạng thái: mong muốn cho chúng sanh khỏi khổ (para dukkhā panayana lakkhanā).
  • Phận sự: không đành thấy chúng sanh chịu khổ (para dukkhā sahana rasā).
  • Thành tựu: không ép uổng chúng sanh (avihimsa paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: nhận thấy chúng sanh khổ không nơi nương tựa (dukkhā bhūtānaṃ anātha bhāva dassana padaṭṭhānā). 
  1. SỞ HỮU TUỲ HỶ (MUDITĀCETASIKA) 

Có chú giải như vầy: Taṃsamangino modanti etāyāti = muditā: mừng với sự an vui đầy đủ, như thế gọi là tùy hỷ. Như câu: Yathāladdsampatti tomāvigacchantu: “xin cho tất cả khỏi bị tiêu hao, đừng xa lìa an vui tiến hoá”.

Tứ ý nghĩa của sở hữu tùy hỷ (muditācetasika)

  • Trạng thái: lạc quan với sự yên vui của người khác (pamodana lakkhanā).
  • Phận sự: không ganh tỵ (anissāyana rasā).
  • Thành tựu: tiêu diệt cách không tùy hỷ (arati vighāta paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có tài sản của người khác (para saṃpatti padaṭṭhānā) hay là nhận thấy người có phần (lakkhī dassana padaṭṭhānā).
  1. SỞ HỮU TRÍ QUYỀN (PAÑÑINDRIYA)

Trí quyền trong khi có ra sao? Khi nào có  tuệ là sự sáng suốt, khôn khéo, nhận rõ, hiểu thấu, lương tri, trạch pháp, lựa chọn, nghiên cứu, hiểu thấu,  rõ đặc tính, thấu vi tế, cách trí thức, cách hiểu rành, sự nghĩ ngợi, suy xét rõ, gạn xét, quán xét, tự giác. Tuệ như ngọc, tuệ như đèn, tuệ như ánh sánh, tuệ như gươm, tuệ như vũ khí, tuệ như đại địa, tuệ như hoàng cung, tuệ như kẻ dẫn đường, tuệ trừ tuyệt phiền não, cũng là vô si, tuệ quyền, chánh kiến có trong khi nào thì trí quyền vẫn có trong khi ấy.

Tứ ý nghĩa của sở hữu trí quyền (paññindriya)

  • Trạng thái: biết rõ pháp thực tính (dhamma sabhāva paṭivedha lakkhanā).
  • Phận sự: hạn chế tối tăm (mohandhakāra viddhamsana rasā) hay là cũng làm cho cảnh sáng tỏ (visayobhāsana rasā)
  • Thành tựu: không mê mờ với cảnh (asammoha paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: tác ý khéo (yonisomanasikāra padaṭṭhānā) hay là ngũ quyền đồng đều (indriya paripakatā padaṭṭhānā) hoặc là xa lìa phiền não (kilesadūrī bhāva padatthānā) hoặc là tái tục bằng tâm tam nhân (tihetukapaṭisandhikatā padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. ĐẤT (PATHAVĪ) 

Sắc gọi là đất đó ra sao? Sắc nào mà cứng sượng, sự cứng, cách cứng, vật cứng, trạng thái cứng hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành sắc thủ, hoặc thành phi thủ. Những sắc này gọi là sắc đất.

Tứ ý nghĩa của đất (pathavī)

  • Trạng thái: cứng (kakkhalata lakkhanā) hoặc mềm (mudulakkhanā).
  • Phận sự: bảo trì (paṭiṭṭhāna rasā).
  • Thành tựu: chứa chấp (sampaticchana paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 đại ngoài ra (avasesadhātuttaya padaṭṭhānā).
  1. NƯỚC (ĀPO) 

Sắc gọi là nước đó ra sao? Sắc nào có thật tính chảy ra, quến lại, hay sự nhỉ ướt tươm của sắc hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ. Dù thế nào, những sắc này đều gọi là nước.

Tứ ý nghĩa của nước (āpo)

  • Trạng thái: chảy ra (paggharaṇa lakkhanā) hay là quến lại (ābandana lakkhanā).
  • Phận sự: làm cho tiến hóa (byūhana rasā).
  • Thành tựu: quến xiết lại (saṅgaha paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 đại ngoài ra (avasesadhātuttaya padaṭṭhānā).
  1. LỬA (TEJO)

Sắc gọi là lửa đó ra sao? Sự nóng, cách nóng, sự ấm, sự nực, cách nực hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ. Dù thế nào, những sắc này đều gọi là lửa.

Tứ ý nghĩa của lửa (tejo)

  • Trạng thái: nóng (ūnhatta lakkhaṇā) và lạnh (sītalakkhaṇā).
  • Phận sự: làm cho chín (paripacanarasā).
  • Thành tựu: mềm nhừ (maddavānuppādana paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 đại ngoài ra (avasesādhātuttaya padaṭṭhānā).
  1. GIÓ (VĀYO)

Sắc gọi là gió đó ra sao? Gió nào của sắc lay động qua lại, hoặc bên trong, hoặc bên ngoài, hoặc thành thủ, hoặc thành phi thủ. Dù thế nào, những sắc này đều gọi là gió.

Tứ ý nghĩa của gió (vāyo)

  • Trạng thái: lay động (samīrana lakkhaṇā) hoặc căn ra (vitthambhana lakkhaṇā).
  • Phận sự: làm cho khua tiếng (samudīrana rasā)
  • Thành tựu: lôi đi (abhinīhāra paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có 3 đại ngoài ra (avasesādhātuttaya padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. NHÃN XỨ (CAKKHUPASĀDA)

Sắc mà gọi là nhãn xứ đó ra sao? Nhãn nào thành sắc thanh triệt nương sắc tứ đại hiển, liên hệ trong thân thể thành không thấy mà đối chiếu đặng. Chúng sanh đã thấy, đang thấy, sẽ thấy, nêu thứ sắc thấy đặng và đối chiếu (do thâu bằng thần kinh nhãn) thứ sắc không thấy đặng mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhãn, cũng gọi là nhãn xứ, cũng gọi là nhãn giới, cũng gọi là nhãn quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là con ngươi.

Tứ ý nghĩa của  nhãn thanh (cakkhupasāda)

  • Trạng thái: trong ngần của tứ đại nghiệp để thâu cảnh sắc (rūpābhighātagabhūṭappasāda lakkhaṇaṃ).
  • Phận sự: quơ ôm cảnh sắc (rūpeso āvinchanarasaṃ).
  • Thành tựu: chỗ nương của nhãn thức (cakkhuviññānassa ssdhāra bhāva paccupaṭṭhānāṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp (datthukāmatānidāna kamma jabhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. NHĨ XỨ (SOTAYATANA)

Sắc mà gọi là nhĩ xứ ra sao? Nhĩ nào là sắc thanh triệt nương sắc tứ đại hiển, liên quan thân thể là đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng (mà chúng sanh) hoặc đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe những tiếng là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là nhĩ nhập, cũng gọi là nhĩ xứ, cũng gọi là nhĩ giới, cũng gọi là nhĩ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là bờ bên này, cũng gọi là không. Những sắc này gọi là nhĩ xứ.

Tứ ý nghĩa của nhĩ thanh (sotapasāda)

  • Trạng thái: trong ngần của tứ đại nghiệp để thâu cảnh thinh (saddābhighātāgahābhūtappasāda lakkhanaṃ).
  • Phận sự: quơ hốt cảnh thinh (saddese āviñchamarasaṃ).
  • Thành tựu: chỗ nhĩ thức nương (sotaviññanassa ādhāra bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp (sotukāmatanidānakamma jabhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. TỶ XỨ (GHĀNĀYATANA)

Sắc mà gọi là tỷ xứ đó ra sao? Tỷ nào là thanh triệt nương sắc tứ đại hiển, liên hệ trong thân thể là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với khí là đồ không thấy đặng mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu nơi tỷ nào là đồ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là tỷ, cũng gọi là tỷ xứ, cũng gọi là tỷ giới, cũng gọi là tỷ quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là ranh giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là tỷ xứ.

Tứ ý nghĩa của tỷ thanh (ghānapasāda)

  • Trạng thái: trong ngần của tứ đại nghiệp để thâu cảnh khí (gandhābhighātārahabhūtappasāda lakkhanaṃ).
  • Phận sự: quớ hốt cảnh khí (gandhesu aviñchanarāsaṃ).
  • Thành tựu: chỗ nương của tỷ thức (ghānaviññanassa ādhāra bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp tạo (ghāyitukāma tānidāna kammaja bhūta padaṭṭhānaṃ).
  1. THIỆT XỨ (JIVHĀPASĀDĀ)

Sắc mà gọi là thiệt xứ đó ra sao? Thiệt nào là thanh triệt nương sắc tứ đại hiển, liên hệ trong thân thể là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với vị là thứ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu, hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đang đối chiếu nơi  thiệt nào là thứ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thiệt, cũng gọi là thiệt xứ, cũng gọi là thiệt giới, cũng gọi là thiệt quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là thiệt xứ.

Tứ ý nghĩa của thiệt thanh (jivhāpasāda)

  • Trạng thái: trong ngần của sắc tứ đại nghiệp để thâu cảnh vị (rasābhighātārabhūtappasāda lakkhanaṃ).
  • Phận sự: quớ hốt cảnh vị (rasesu āviñchana rasaṃ).
  • Thành tựu: chỗ nương của thiệt thức (jivhāviññanassa ādhāra bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp tạo (sāyitukāma tānidākammaja bhūta padaṭṭhānaṃ).
  1. THÂN XỨ (KĀYA PASĀDA)

Sắc mà gọi là thân xứ đó ra sao? Thân nào là thanh triệt nương sắc tứ đại hiển, liên hệ trong thân thể là đồ không thấy mà đối chiếu đặng, nhập với xúc là thứ không thấy mà đối chiếu đặng, hoặc đã xúc chạm, hoặc đang xúc chạm nơi thân nào đối với thứ sắc không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thân, cũng gọi là thân xứ, cũng gọi là thân giới, cũng gọi là thân quyền, cũng gọi là đời, cũng gọi là môn, cũng gọi là biển, cũng gọi là bạch tịnh, cũng gọi là giới hạn, cũng gọi là vật, cũng gọi là thử ngạn, cũng gọi là nhà không. Những sắc này gọi là thân xứ.

Tứ ý nghĩa của thân thanh (kāya pasāda)

  • Trạng thái: trong ngần của sắc tứ đại nghiệp để thâu cảnh xúc (phoṭṭhabbābhighātā rahabhūtappasāda lakkhanaṃ).
  • Phận sự: quớ hốt cảnh xúc (phoṭṭhabesu āviñchanarasaṃ).
  • Thành tựu: chỗ nương của thân thức (kāyaviññaṇassa ādhāra bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp tạo (phusitakāma tānidāna kammala bhūta padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SẮC XỨ (RŪPĀYATANA)

Sắc mà gọi là sắc xứ ra sao? Sắc nào là màu nương sắc tứ đại hiển là thứ thấy đặng và đối chiếu đặng, tức là màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu đen, màu chân chim phượng, màu vàng đen, màu xanh lá cây, màu trái xoài, dài, vắn, viễn, to, tròn, vuông, lục giác, bác giác, thập lục giác, lõm, lồi, bóng nắng, ánh sáng, tối mây, sường khói, bụi, ánh trăng, trời chói, ánh sao, sao rọi, ngọc chiếu, ốc chiếu, ánh trân châu, ánh ngọc mắt mèo, ánh vàng, ánh bạc hoặc dù cho sắc nào khác thành màu nương sắc tứ đại hiển là thứ thấy đặng và đối chiếu đặng. Như thế, (chúng sanh) thấy hoặc đang thấy hoặc sẽ thấy bằng sắc nào mà thứ thấy đặng và đối chiếu đặng với nhãn là thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là sắc, cũng gọi là sắc xứ, cũng gọi là sắc giới, những sắc này đều gọi là sắc xứ.

Tứ ý nghĩa của sắc xứ (rūpāyatana)

  • Trạng thái: đối chiếu với thần kinh nhãn (cakkhupatihanana lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cảnh cho nhãn thức (cakkhuviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).
  • Thành tựu: thành cảnh của nhãn thức (tasseva gocara paccupadaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. THINH XỨ (SADDĀYATANA)

Sắc nào gọi là thinh xứ ra sao? Thinh nào nương sắc tứ đại hiển thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là tiếng ốc thổi, tiếng trống, tiếng vỗ bồng, tiếng vỗ tay, tiếng phi nam nữ, tiếng ca hát, tiếng nhạc, tiếng đàn, tiếng thú kêu, tiếng âm dương chạm, tiếng nước, tiếng nhân loại, tiếng phi nhân hay là những tiếng nào khác nương sắc tứ đại hiển thành thứ không thấy mà đối chiếu đặng. Thế vậy, (chúng sanh) hoặc đã nghe hoặc đang nghe hoặc sẽ nghe, hoặc đang nghe những tiếng nào là thứ thấy không đặng nhưng đối chiếu đặng, đối với nhĩ thanh thứ thấy không đặng mà đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là thinh xứ, cũng gọi là thinh giới. Những sắc này gọi là thinh xứ.

Tứ ý nghĩa của thinh xứ (saddāyatana)

  • Trạng thái: đối chiếu với thần kinh nhĩ (sotapatihanana lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cảnh cho nhĩ thức (sotaviññaṇassa visaya bhāva rasaṃ).
  • Thành tựu: thành cảnh của nhĩ thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).
  1. KHÍ XỨ (GANDHĀYATANĀ)

Sắc mà gọi là khí xứ đó ra sao? Khí nào mà nương sắc tứ đại hiển thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, tức là hơi rễ cây, hơi lõi cây, hơi vỏ cây, hơi bông cây, hơi trái cây, hơi thúi, hơi sình, hơi thơm, hơi hôi hoặc những hơi nào khác mà nương sắc tứ đại thành đồ không thấy mà vẫn đối chiếu đặng. Thế vậy, chúng sanh hoặc đã ngửi hơi nào mà thành thứ không thấy đặng nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là khí, cũng gọi là khí xứ, cũng gọi là khí giới, những sắc này đều gọi là khí xứ.

Tứ ý nghĩa của khí xứ (gandhāyatanā)

  • Trạng thái: đối chiếu với thần kinh tỷ (ghānapatihanana lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cảnh cho tỷ thức (ghānaviññāṇassa visayabhāva rasaṃ).
  • Thành tựu: thành cảnh của tỷ thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tứ đại (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. VỊ XỨ (RASĀYATANA)

Sắc mà gọi là vị xứ đó ra sao? Vị nào nương sắc tứ đại hiển thành đồ không thấy mà đối chiếu đặng, tức là vị rễ cây, vị lá cây, vị vỏ cây, vị bông cây, vị trái cây, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẩn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc vị nào nương sắc tứ đại hiển thành thứ đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng, hoặc đã đối chiếu hoặc đang đối chiếu, hoặc sẽ đối chiếu, hoặc đang đối chiếu với mọi vị nào mà thành đồ không thấy nhưng đối chiếu đặng. Đây cũng gọi là vị, cũng gọi là vị xứ, cũng gọi là vị giới. Những sắc này đều gọi là vị.

Tứ ý nghĩa của vị xứ (rasāyatana)

  • Trạng thái: đối chiếu với thần kinh thiệt (jivhāpatihanana lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cảnh cho thiệt thức (jivhāviññāṇassa visaya bhāva rasaṃ).
  • Thành tựu: thành cảnh của thiệt thức (tasseva gocara paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tứ đại (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. NỮ TÍNH (IṬṬHINDRĪYA) 

Sắc mà gọi là nữ quyền đó ra sao? Những cách nào thuộc về phần nữ như là nữ căn, nữ tướng, thân phần nữ, thái độ nữ, nết na nữ, tính nết nữ, hành động theo người nữ. Như thế, đây gọi là nữ tính.

Tứ ý nghĩa của nữ tính (iṭṭhibhāva)

  • Trạng thái: khuôn khổ nữ (iṭṭhibhāva lakkhanaṃ).
  • Phận sự: hiện bày nữ căn (iṭṭhītipakāsana rasaṃ).
  • Thành tựu: có nữ căn (iṭṭhiliṇgādīnaṃ kārana bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tứ đại (catumahābhūta padaṭṭhānaṃ).
  1. NAM TÍNH (PURISINDRĪYA)

Sắc mà gọi là nam quyền đó ra sao? Những cách nào thuộc về phần nam như là nam căn, nam tướng, thái độ nam, nét hạnh nam, hành động theo cách người nam. Như thế gọi là nam tính.

Tứ ý nghĩa của nam tính (purisabhāva)

  • Trạng thái: tư cách nam (purisabhāva lakkhanaṃ).
  • Phận sự: hiện bày nam căn (purisatipakāsana rasaṃ).
  • Thành tựu: có nam căn (purisalingadīnaṃ kārana bhāva paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tứ đại (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. SẮC Ý VẬT (HADAYAVATTHU)

Sắc ý vật (hadayavatthu) hay (hadayarūpa) đó ra sao? Có Pāli chú giải như vầy: hadahanti sattataṃ taṃ aṭṭhaṃ vā anatthaṃ vā purenti = hadayaṃ: tất cả chúng sanh làm mọi việc có lợi ích và không lợi ích – đặng phát sanh ra nhờ sắc ấy- vì sắc ấy làm nhân cho tất cả chúng sanh đặng làm lợi ích và không lợi ích mới gọi là sắc ý (hadayarūpa) và có trái tim là vật, nên gọi là sắc ý vật để cho ý giới và ý thức giới nương.

Tứ ý nghĩa của sắc ý vật (hadayavatthu)

  • Trạng thái: nơi nương của ý giới và ý thức giới (mano dhāta manoviññāṇadhātūnaṃ nissaya lakkhanaṃ).
  • Phận sự: chất chứa những giới (tissaññneva dhātūnaṃ adhārana rasaṃ).
  • Thành tựu: bảo vệ những giới vừa kể (tadubbahana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có tứ đại (catumahābhūtapadaṭṭhānaṃ).
  1. SẮC MẠNG QUYỀN

Sắc mà gọi là mạng quyền đó ra sao? Khi nào có sự sống còn, hiện hành, hiện hữu, hữu tồn đang kiên tiếp, đang còn, hành vi đang còn, sự dinh dưỡng của sắc nghiệp, gọi sắc mạng quyền tức là cách sống còn của sắc nghiệp. Những sắc này gọi là mạng quyền.

Tứ ý nghĩa của sắc mạng quyền

  • Trạng thái: bảo vệ sắc nghiệp câu sanh (sahājāta rūpa nupāla lakkhanaṃ)
  • Phận sự: làm cho sắc nghiệp còn (tesampavattana rasaṃ).
  • Thành tựu: còn đầy đủ vững vàng (tesaññovatthapana paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có sắc tứ đại nghiệp điều hòa (yapiyitabba padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)
  1. SẮC ĐOÀN THỰC 

Sắc mà gọi là đoàn thực đó ra sao? Cơm, bánh tươi, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa chế, bơ trong, bơ cục, mỡ, dầu, mật, nước mía hay là những sắc nào mà vẫn có đồ để vào miệng nhai nuốt cho no bụng của mỗi chúng sanh và nhân loại, hay những chất chi bổ dưỡng cho tất cả chúng sanh. Những sắc này đều gọi là đoàn thực (và vật thực nội tự dinh dưỡng).

Tứ ý nghĩa của sắc vật thực

  • Trạng thái: chất bổ dưỡng (ojālakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cho bổ dưỡng sắc pháp (rūpāhārana rasaṃ).
  • Thành tựu: trợ thân sắc (kāyapatthabbana paccupaṭṭhā-naṃ).
  • Nhân cận: có thực phẩm đang ăn, nuốt (ajjhoharitbba padaṭṭhānaṃ).

  70. PHÁP VÔ VI (DHAMMASAṄKHĀRĀ)

Pháp vô vi đó ra sao? Những pháp nào không có duyên trợ tạo, những thực tính này gọi là pháp vô vi (Níp-bàn – Nibbāna).

Tam ý nghĩa của Níp-bàn (nibbānā)

  • Trạng thái: vắng lặng (santilakkhaaṃ).
  • Phận sự: không biến động (acalaṃrasaṃ) hay là bất tử (accuparasā).
  • Thành tựu: không hiện tượng (animitta paccupaṭṭhānaṃ) hay là xuất ly tam giới (nissarana paccupaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)

   71. SẮC GIAO GIỚI (PARICCHEDA) 

Sắc mà gọi là giao giới đó ra sao? Trống không, tục gọi là hư không, cách luống không, sự luống không, kẻ hở, lỗ trống tục gọi là không ngơ, thường gọi là rỗng không thuộc về y sinh nương sắc tứ đại hiển, nhưng đụng chạm không đặng. Những sắc này đều gọi là hư không.

Tứ ý nghĩa của sắc giao giới  (pariccheda)

  • Trạng thái: ranh bọn sắc (pūpa pariccheda lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cho sắc nghiệp riêng từng bọn (pūpa pariyantappa nāsana rasaṃ).
  • Thành tựu: phân ranh bọn sắc (rūpa mariyada paccupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có ngăn riêng của sắc (paricchinna rūpa padaṭṭhānaṃ).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)

  72. THÂN BIỂU TRI (KĀYAVIÑÑATTI)

Sắc mà gọi là thân biểu tri đó ra sao? Sự lay động, cách lay động, hành vi lay động, sự trình bày cho biết ý nghĩa hành động, trình bày cho biết ý nghĩa nơi thân của người có tâm thiện, tâm bất thiện hay là tâm vô ký sai khiến tới lui, nhìn, liếc qua lại, co, ngay như thế nào. Những sắc này đều gọi là thân biểu tri.

Tứ ý nghĩa của thân biểu tri (kāyaviññatti)

  • Trạng thái: thân nêu ý nghĩa (viññnapa lakkhanaṃ).
  • Phận sự: làm cho biết ý nghĩa (adhippāya pakāsana racaṃ).
  • Thành tựu: thân lay động (kāyavipphandanahetubbāva pacupaṭṭhānaṃ).
  • Nhân cận: có gió tâm tạo (cittasamuṭṭhāna vāyo padaṭṭhānaṃ).

73. NGỮ BIỂU TRI (VĀCĪVIÑÑATTI)

mà gọi là ngữ biểu đó ra sao? Cách nói, cách phát ra lời, cách nói chuyện, cách tường thuật, cách tuyên bố, cách quảng cáo ngôn ngữ, lời phân biệt của những người có tâm thiện, tâm bất thiện, hay là tâm vô ký. Đây gọi là ngôn ngữ, sự trình bày cho biết ý nghĩa, cách trình bày cho biết ý nghĩa, trạng thái trình bày cho biết ý nghĩa, ngôn ngữ cho biết ý nghĩa thế nào bằng sắc này. Những sắc này gọi là ngữ biểu tri.

Tứ ý nghĩa của khẩu biểu tri (vācīviññatti)

  • Trạng thái: miệng nêu ý nghĩa (viññāpāna lakkhaṇāṃ).
  • Phận sự: trình bày ý nghĩa bằng miệng (adhippayapakasana rasaṃ).
  • Thành tựu: phát tiếng thành lời (vacighosehatubhāvā paccupaṭṭhanaṃ).
  • Nhân cận: có chất đất do tâm tạo (cittasamuṭṭhāna pathavīdhātu padaṭṭhānaṃ).

74. SẮC NHẸ (RŪPALAHUTĀ)

Sắc mà gọi là nhẹ nhàng ra sao? Sự nhẹ, sự không nặng, sự lẹ làng, sự không chần chờ chậm chạp, dù nơi sắc nào, như thế gọi là sắc nhẹ nhàng.

Tứ ý nghĩa của sắc nhẹ (rūpalahutā)

  • Trạng thái: cách không trầm trọng (adandhata lakkhaṇā).
  • Phận sự: trừ cách nặng nề của sắc (rūpānaṃ garu bhāva vinodana rasā).
  • Thành tựu: nhẹ nhàng, lanh lẹ (lahu pari vattitā paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc nhẹ (lahurūpa padaṭṭhānā), sắc mềm, sắc thích sự.

75. SẮC MỀM DỊU (MUDUTĀRŪPA)

Sắc mà gọi là mềm dịu đó ra sao? Trạng thái mềm dịu, sự mềm dịu, không sần sượng, không cứng cỏi dù nơi sắc nào đều gọi là sắc mềm dịu.

Tứ ý nghĩa của sắc mềm dịu (mudutārūpa)

  • Trạng thái: không cứng sượng (athaddhatā lakkhaṇā).
  • Phận sự: trừ cứng sượng của sắc (rūpānamtaddha vinodana rasā).
  • Thành tựu: không trở ngại hành động (sabba kriyāsu avorodbtā paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc mềm (mudurūpa padaṭṭhānā), sắc nhẹ, sắc thích sự.

76. SẮC THÍCH SỰ (RŪPAKAMMAÑÑA)

Sắc mà gọi là thích sự đó ra sao? Cách vừa với việc làm, sự vừa theo việc làm, trạng thái vừa với việc làm dù nơi sắc nào đều gọi là sắc thích sự.

Tứ ý nghĩa của sắc thích sự (rūpakammañña)

  • Trạng thái: vừa thích sự dùng (kammañña bhāva lakkanā)
  • Phận sự: trừ cách không thích sự (akammaññatā vinodanarasā).
  • Thành tựu: không hèn yếu (adubbalabhāva paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc vừa với sự làm (kammañña rūpa padaṭṭhānā), có sắc nhẹ, có sắc mềm.
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)

 77. SẮC TÍCH TRỮ (UPACAYA) 

Sắc mà gọi là tích trữ đó ra sao? Những cách nào chất chứa, tích trữ, sự sanh ra của sắc đó. Sắc như thế gọi là sắc (sanh bằng cách) tích trữ.

Tứ ý nghĩa của sắc tích trữ (upacaya)

  • Trạng thái: cách sơ sanh (ācaya lakkhaṇo).
  • Phận sự: làm cho sắc pháp sanh ra (rūpārammaṇa ummujjapanaraso).
  • Thành tựu: sắc pháp có ra cho đầy đủ (paripuṇṇabhāva paccupatthāno).
  • Nhân cận: có sắc phát sanh (upacitta rūpa padaṭṭhāno).

78 SẮC THỪA KẾ (SANTATI)

Sắc mà gọi là thừa kế đó ra sao? Sự sanh ra của sắc nào mà thành liên tiếp, thừa kế của sắc pháp như thế đó. Những sắc này gọi là sắc thừa kế.

Tứ ý nghĩa của sắc thừa kế (santati)

  • Trạng thái: cách đang hiện hành (pavatti lakkhaṇā).
  • Phận sự: tiếp nối theo (anuppabandhana rasā).
  • Thành tựu: không đứt đoạn (anupaccheda paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc đang nối tiếp theo (anupabandhakana rūpa padaṭṭhānā).

79. SẮC LÃO MẠI (JĀRĀTĀRŪPA)

Sắc mà gọi là lão mại ra sao? Sự già, sự cả, rụng răng, tóc bạc, bớt thọ, da dùn, cách chín mùi của sắc quyền có trong những sắc nào như thế. Đây gọi là sắc lão mại.

Tứ ý nghĩa của sắc lão mại (jārātārūpa)

  • Trạng thái: cách hao mòn của sắc (rūpā paripāka lakkhaṇā).
  • Phận sự: đưa đến hư hao (upanayanarasā).
  • Thành tựu: không còn mới (navabhāvāpagamana paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc hư hao (paripaccamāna rūpa padaṭṭhānā).

80. SẮC VÔ THƯỜNG (RŪPĀNTCCĀ)

Sắc mà gọi là vô thường (rūpāniccā) hay là (paribhijjāmānarūpa) ra sao? Sự mất, cách hoại, sự rã, sự tan, sự không bền, sự vô thường của sắc nào, những sắc như thế gọi là vô thường.

Tứ ý nghĩa của sắc vô thường (rūpāntccā)

  • Trạng thái: tiêu hoại (paribhedalakkhanā).
  • Phận sự: chuyển biến (samsīdana rasā).
  • Thành tựu: tiêu mất (khaya vaya paccupaṭṭhānā).
  • Nhân cận: có sắc tiêu hoại (paribhijjemaanarūpa padaṭṭhānā).
Ý nghĩa từ sadhu - audio-file.jpg (39835 KB)

Liên quan

Theo Dõi

0FansLike
0FollowersFollow
172SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài mới