26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024

Chỉ Dẫn Bản Đồ Cứu Cánh Níp-Bàn

Trước hết, nên biết mục tiêu của Phật giáo hoàn toàn rốt ráo diệt phiền não dứt ngũ uẩn, hết tất cả khổ.

Sắp đặng như thế phải là bực quả vô sinh. Dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác cũng thế và phải trải qua 4 bực đạo quả như trong bản đồ, tợ cái thang lên từng nấc.

Ban đầu Sơ đạo lên quả Thất lai, quả Thất lai lên Nhị đạo; Nhị đạo lên quả Nhứt lai; quả Nhứt lai lên Tam đạo; Tam đạo lên quả Bất lai; quả Bất lai lên Tứ đạo; Tứ đạo lên quả Vô sanh, sẽ Níp-bàn viên tịch không còn luân hồi trong tam giới nữa, mới đáng gọi là tận thế của bậc ấy.

Ai muốn đắc sơ đạo phải tu tam học: giới, định, tuệ.

Giới là: ngũ giới, bát giới, thập giới và 227 giới tùy sức.

Định là: 8 hoặc 9 bực thiền hiệp thế, nhưng thiếu sức chỉ dùng cận định là định quyền, định lực v.v… trong đẳng giác cũng đủ.

Còn tuệ cần phải thứ lớp từ thấp đến cao, trước hết phải đắc tuệ thông thường (sammasanañāṇa) là quán soi nhận thấy ngũ uẩn… thành phần riêng khối.

Trau giồi tâm quán đặng mạnh hơn, tỏ ngộ nhận thấy danh sắc tiến triển và mất đi, đó gọi là tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa). Vào đến tuệ này phải gặp phiền não quán hoặc hào quang sáng chiếu, hoặc gặp pháp hỷ mạnh, hoặc gặp đặng rất yên lặng, hoặc gặp thắng giải mạnh quyết định quá tin, hoặc gặp sự cố gắng quá mạnh, hoặc gặp an lạc rất nhiều, hay rất đa trí tuệ càng soi mạnh, hoặc chánh niệm quá mạnh như người hướng đạo đi quá xa, hoặc sự xả quá mạnh thành quá lơ là, hay là phát sanh ái nặng.

Hào quang, hỷ, tịnh, tín đa
Cần, vui, huệ, niệm, xả và ái thương
Trong mười, một mạnh quá cường
Thành ra phiền não của đường quan chơn.

(Diệu Pháp lý hợp – phẩm đề mục chỉ quán)

Nếu lướt qua khỏi phiền não quán đặng thời tuệ này mới đủ sức mạnh thấy danh sắc tiến thối rõ rệt. Quán soi càng gần khuất bỏ phần tiến của danh sắc, chỉ nhận thấy ngay phần diệt của danh sắc, nên gọi là diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa).

Đặng tỏ ngộ tuệ này như người ở trong nhà mục, chỉ thấy đồ gảy rớt xuống dĩ nhiên cho rằng gặp nạn, tỏ ngộ như thế gọi là họa hoạn tuệ (bhayañāṇa), nhận thấy danh sắc như vậy rồi mới đăm ra cho danh sắc là đồ tội lỗi, cách nhận ấy là tội quá tuệ (ādīnavañāṇa) do danh sắc nó phải như thế mới nhận rõ bằng cách chán nản, gọi là phiền yểm tuệ (nibbidañāṇa).

Sự nhàm chán đâu có thích, nên sự tỏ ngộ với cách như muốn xa lìa, đó gọi là dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇ). Sự muốn tránh khỏi rất mạnh thì có phần cương quyết cho khỏi, như thế gọi là quyết ly tuệ (paṭisaṅkhāñāṇa) tỷ dụ như chim mới nhốt vào lòng lưới, dù soi đến đâu cũng chẳng đặng ra, rốt cuộc phải nằm nhìn lưới, như thế nào thì hành xả tuệ (saṅkhārupekkhāñāṇa) đối với sự tiêu diệt của danh sắc cũng như thế ấy.

Còn thuận tùng (anulomañāṇa) sanh theo lộ tâm đắc đạo cũng như chim trong lồng gặp khi mở cửa ra theo sẽ thảnh thơi. Liên tiếp tuệ thuận tùng có cái tâm đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng gặp thấy Níp-bàn để chuyển tộc (gotrabhū) đổi phàm làm Thánh, liền đắc Sơ đạo.

Nếu người nào tu pháp quán không sai mà gặp 1 trong 10 phiền não quán thì biết rằng người ấy là người tam nhân. Còn Bồ tát nếu đủ căn lành thì lướt qua khỏi đến phần cao của tuệ tiến thối (udayabhayañāṇa) mới có phần đến đạo quả hay Níp-bàn sẽ không còn gọi là Bồ tát nữa, nên đặng là Bồ tát kiếp chót.

~~~~~

Trước khi đặng ngũ tự đoán thì đã hiện bày 7 nguyên nhân đắc đạo hiện thế như vầy:

  • Là đặng thành người tam nhân (trắc nghiệm có phát sanh phiền não quán).
  • Là đời trước đã tạo thập độ có liên quan pháp quán (nên đời này vào tu tuệ dễ dàng).
  • Là đời này đầy đủ tinh tấn (vì tinh tấn độ không thiếu).
  • Là tu quán đúng với chánh tạng và chú giải (rất may gặp thầy dạy tu tuệ không sai suyển, do đủ căn lành mới gặp mới đặng gặp như thế).
  • Là có chỗ hành rất vừa thích hợp (cũng do đủ căn, nên gặp đủ phần).
  • Là không bị thập oái niệm (palibodha).
  1. Oái niệm sở cư (Āvsapalibodha )là phải lo do chỗ ở.
  2. Oái niệm thân ái (Kulapalibodha) là phải lo hay bận bịu với người thân mến.
  3. Oái niệm lợi lộc (Lābhapalibodha) là hằng quan tâm với sự lợi lộc.
  4. Oái niệm đồng cư (Ganapalibodha) là bận lòng với kẻ ở chung.
  5. Oái niệm nghiệp (Kammapalibodha) là bận lòng với nghề nghiệp hay phận sự.
  6. Oái niệm diễn hành (Atthānapalibodha) là bận lo tính việc đi xa.
  7. Oái niệm thân tộc (Natipalibodha) là bận lo bà con dòng giống.
  8. Oái niệm tật bệnh (Ābādhabodha) là bận lo việc đau ốm.
  9. Oái niệm học vấn (Ganthapalibodha) là bận lòng với sự học hay nghiên cứu.
  10. Oái niệm thần thông (Itthipalibodha) là có thần thông phải bận lòng trau giồi.
  • Là phải có thì giờ đầy đủ (nếu thiếu căn lành phải bị nhiều việc chi phối).

Người nào phát tâm muốn tu hành đến đạo quả nhưng nhận xét thấy ta hoặc hết sức trắc nghiệm mà không đầy đủ 12 điều như đã kể, nên ráng lo bổ túc pháp độ, độ nào mà khó càng thêm cố gắng hành cho đầy đủ sẽ thâu hồi thời giờ lại, đó là Bồ tát bổ túc  pháp độ.

Còn các bậc cũng có căn lành mà không mong đắc đạo quả sớm với các đời sau gần đây, thì tùy ý theo hoàn cảnh hành đọ nào nhiều ít, hay nguyện Toàn giác phải hy sinh hết thân mạng với 1 độ nào, hoặc nguyện Độc giác cũng phải hy sinh đến tứ chi với ít độ.

Các bực như thế cũng tạm gọi là Bồ tát tùy hành pháp độ, nếu muốn cho có căn bản rõ rệt thì phải phát nguyện dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác đều phải lập chí hướng. Còn người muốn mau khỏi khổ, nên nguyện thành pháp độ vào hàng Bồ tát.Phước lành tôi đã tạo ra,Các đời quá khứ hay là đời nay,Nghiệp chưa cho quả phước nào,Nguyện thành pháp độ để vào thiện căn,Sau này dù tạo mấy lần,Từ đây cho đến vô sanh Níp-BànHễ làm chuyện tốt hoàn toàn,Mỗi điều hạnh phúc thành đoàn nhân duyên,Giúp cho phiền não sớm yên,Đặng mau giải thoát trợ liền kiếp sau,Nếu trễ chẳng gặp Phật nào,Nhằm kỳ Độc giác làm sao cũng thành.

~~~~~

Nói về phát tâm giải thoát là 1 điều sơ cần cũng là tâm lý khác khác để cởi mở sự ái với lục trần và những pháp trong 3 cõi cũng đặng gọi tâm lý xuất gia. Chữ gia đây ám chỉ thế tục, phiền não, ngũ uẩn và tát cả đời. Nếu tâm không dính mắc là có nghĩa xa lìa.

Chưởng thiện căn là gieo duyên giải thoát, tức là đối với Tam bảo hoặc Độc giác cung kỉnh hay cúng dường…Thập độ (Pāramī) đáo bỉ ngạn:

  • Bố thí độ (dānapāramī): bố thí với tâm lý xuất gia.
  • Trì giới độ (sīlapāramī): giữ giới đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Xuất gia độ (nekkhammapāramī): xa lìa lục trần và tam giới
  • Trí tuệ độ (paññāpāramī): trí đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Tinh tấn độ (viriyapāramī): siêng năng đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Nhẫn nại độ (khantīpāramī): nhịn chịu đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Chân thật độ (saccapāramī): thành thật đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Chí nguyện độ (ādhitthānapāramī): sự nguyện vọng đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Từ tâm độ (mettāpāramī): lòng từ bi đi đôi với tâm lý xuất gia.
  • Hành xả độ (upekkhāpāramī): buông bỏ pháp đời đi đôi với tâm lý xuất gia.

Ngũ tự đoán hiện thế đắc đạo:

  • Là trọn tin tam bảo và ông thầy dạy hành đạo trúng.
  • Là đầy đủ sức khoẻ, không bệnh hoạn.
  • Là không có đố kỵ với thầy và bạn tu.
  • Là tinh tấn dù còn da, gân, xương cũng không thối chuyển.
  • Là tu đặng lướt qua khỏi phiền não quán, đến tiến thối tuệ (udayabbhayaṇāṇa) phần cao.

Đủ thất nhân đắc đạo hiện thế là như người học hết chương trình. Còn ngũ tự đoán đắc đạo hiện thế như làm bài trong lúc thi.

Người có hiện tượng 5 điều ngũ đoán (hiện thế đắc đạo), trước phải có thất nhơn đắc đạo hiện thế, nguyên do nhờ các đời quá khứ tạo pháp độ (pāramī).

~~~~~

Nương theo thứ lớp tu trau
Lục tịnh mới đến đạo cao Thánh từng
Bởi nên bốn đạo gọi xưng
Kêu là huệ thấy cảnh trưng Níp-bàn.

(Diệu Pháp lý hợp – phẩm đề mục chỉ quán)

Sự tụng kinh cốt yếu cho tự nhớ, vì bỏ lâu e quên và sự hành cũng lảng. Vậy, kinh pháp mà ta đã thuộc nên tụng mỗi đêm (trừ ra bận việc). Còn cách tụng kinh cầu an, cầu siêu tùy trường hợp.

PHƯỚC VẬT

Nên biết tạo phước làm ít đặng nhiều:

  • Thí cho loài bang sanh hưởng đặng 100 đời,
  • Thí cho người ác hưởng đặng 1.000 đời,
  • Thí cho người thiện hưởng đặng 1 ức đời,
  • Cúng đến bậc đắc thiền hưởng đặng 100 tỉ đời,
  • Cúng đến Sơ quả hưởng hơn vô số đời (140 con số 0),
  • Cúng đến Nhị quả, Tam quả, Tứ quả phước chồng mỗi bậc hơn cả trăm lần. Còn thua cúng đến Độc Giác, cúng đến Toàn Giác phước nhiều hơn cúng Độc Giác.
  • Trai Tăng mà có Phật đồng chứng phước nhiều hơn chỉ cúng Phật, tạo chùa Tứ Phương Tăng vật nhiều hơn cả cúng dường.

PHƯỚC ĐỨC

  1. Kỉnh đọc: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (3 lần) – phước hơn cất chùa.
  2. Nguyện tránh sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, ẩm tửu nhiều phước hơn tam quy trơn.
  3. Rải lòng từ, phước đức hơn nguyện quy giới.

PHƯỚC TRÍ

Phước trí cao siêu hơn rải lòng từ là “quán tưởng vô thường” có 12 cách:

  1. Xét thấy rốt cuộc đều vô thường.
  2. Nhận thấy rõ sự vật đều (tạm mượn) tạm thời.
  3. Quán xét thái độ sanh có ra phải hư hoại.
  4. Nhận rõ vật có tiêu hoại đổi thay.
  5. Nhận thấy trong mỗi vật đều động biến chuyển không ngừng.
  6. Quán tưởng thấy vạn vật đều sẽ tan rã.
  7. Xét tột vạn vật đâu còn hoài.
  8. Nhận thấy sự vật hằng biến đổi.
  9. Xét rõ trong đời không chi hoàn toàn chắc thật.
  10. Quán tưởng cho rõ thấy những cách điêu tàn.
  11. Nhận thấy pháp hữu vi phải nhờ duyên trợ tạo.
  12. Tự xét cuối cùng dĩ nhiên phải chết.

Trưởng lão Tịnh Sự

Liên quan

Theo Dõi

0FansLike
0FollowersFollow
172SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài mới