26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024

Phật đản 2024: Ý nghĩa của Logo và ấn phẩm thiết kế Phật đản DL.2024 – PL.2568

Ngày 4/5/2024, Giáo hội Phật giáo Việt nam ban hành nhận diện cho Đại lễ Phật đản 2024 áp dụng trên toàn quốc. Logo và ấn phẩm thiết kế được cố vấn thực hiện bởi Ban Văn hóa Trung ương, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS TS Trần Trọng Dương.

Tượng Phật Thích Ca sơ sinh

Hình ảnh Tượng Phật Thích Ca sơ sinh phong cách thời Lý là kết quả của quá trình nghiên cứu, phục dựng từ các cứ liệu khảo cổ và sử liệu Hán Nôm. Trải qua nhiều lần điều chỉnh và hoàn thiện các công đoạn trong chế tác: “Tượng Phật Thích Ca sơ sinh phong cách thời Lý” nhằm góp phần lan tỏa đưa những di sản nghìn năm của Phật giáo Đại Việt đến với chư Tăng, Ni, Phật tử và những người yêu mến văn hóa Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Hình ảnh Phật Thích Ca sơ sinh được lựa chọn trong bản thiết kế
Trong đó mỗi họa tiết đều được sử dụng dựa trên những nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo
Hình ảnh Phật Thích Ca sơ sinh trong 2 màu áo

Định hướng Thiết kế Đại Lễ Phật Đản DL 2024 – PL 2568

Thiết kế nhận diện cho Đại Lễ Phật Đản DL 2024 PL 2568 cần tuân thủ trên các nguyên tắc như:

Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong sự đa dạng

Tinh thần này thể hiện sự thống nhất ý chí và hành động, cùng với việc tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái và Pháp môn. Việc thống nhất sử dụng bộ Nhận diện trong Đại lễ Phật Đản là một phần quan trọng để lan tỏa vẻ đẹp văn hóa riêng của Phật Giáo Việt Nam.

Tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Nam

Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thể hiện trên nhiều phương diện xã hội – cùng đồng hành xây dựng Quốc gia hòa bình, dân sinh ấm no và hạnh phúc. Với tinh thần Nhập thế Đại lễ Phật Đản mang tới sự an lạc, tươi vui, hiện đại mà gần gũi.

Sứ mệnh: Đưa Di sản tới Đương đại

Di sản là phần tạo nên bản sắc, tính đặc thù và độc đáo của mỗi Quốc gia. Đưa Di sản tới Đương đại là cách giữ gìn, kế thừa những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Kết hợp vẻ đẹp Truyền thống với xu hướng Thời đại là cách để gắn kết, bảo vệ và làm giàu bản sắc dân tộc

Từ những nguyên tắc trên, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã chỉ đạo thiết kế bộ nhận diện chung cho Đại Lễ Phật Đản 2024. Dưới đây là bản quy chuẩn, hướng dẫn các quy tắc sử dụng của hệ thống nhận diện Đại lễ Phật Đản – DL.2024 – PL.2568, được ứng dụng vào các Cơ sở Phật giáo trên cả nước. Việc tuân thủ các tiêu chí, nguyên tắc trong bộ tài liệu này không chỉ tạo nên tính thống nhất và hiệu quả cho Đại lễ Phật Đản, mà còn góp phần tôn vinh giá văn hóa Việt, đưa di sản vào đời sống đương đại. Đúng với tinh thần của Phật Giáo Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc.

Ý nghĩa của các hình tượng trong thiết kế nhận diện Phật Đản 2024

Biểu tượng dùng cho truyền thông online:

Biểu tượng dùng cho truyền thông online
Màu của Đại Lễ Phật Đản đã được xác định chuẩn mực và lúc nào cũng phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong việc sản xuất để duy trì tính nhất quán của thương hiệu
Phông chữ sử dụng trong nhận diện
Key Visual là kết quả nghiên cứu, kết hợp hài hòa giữa Hình tượng Thích ca Sơ sinh Việt với hình tượng Rồng, lá đề hoa dây, hoa sen, vầng mây được phối trộn màu sắc uyền chuyển đúng với tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc. Không được biến đổi thay đổi họa tiết cơ sở

Hướng dẫn sử dụng nhận diện trên các ấn phẩm truyền thông

Ứng dụng online với các tỷ lệ
Hiển thị trên các màn hình
Frame hình ảnh phục vụ cho truyền thông
Frame hình ảnh phục vụ cho truyền thông với tỷ lệ 16:9
Tỷ lệ 4:3 và 3:4
Sử dụng cho hình ảnh Cover Facebook
Sử dụng cho thiết kế các vật phẩm Phật giáo đeo làm kỷ niệm
Sử dụng cho thiết kế các vật phẩm Phật giáo dùng để gài hoặc ốp điện thoại
Thư mời phục vụ cho Đại Lễ

Liên quan

Theo Dõi

0FansLike
0FollowersFollow
172SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

Bài mới